Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?

Rất nhiều sinh viên ngay từ năm thứ nhất, thứ hai đã bị đuổi học, mà nguyên nhân chính là do chọn nhầm ngành nghề, không thích nghi được phương pháp mới và không vượt qua được cám dỗ.

Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?

Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?

Những ngày vừa qua, trên mặt báo xuất hiện rất nhiều thông tin sinh viên các trường đại học trên cả nước bị đuổi học, T.S Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, kể cả chọn nhầm ngành nghề, các bạn trẻ vẫn có phương án sửa sai.

Nguyên nhân hàng loạt sinh viên bị đuổi học mỗi năm

Nguyên nhân thứ nhất là do chọn nhầm nghề dẫn đến “mất nhiệt”. Sau thời gian học, sinh viên ngộ ra bản thân không phù hợp ngành nghề, giống như cá voi mà học leo cây nên hứng thú bị tuột dốc.

Tuy vậy, vì tiếc công thi, uổng phí tiền học phí đã đóng, sợ ba mẹ thất vọng…, các bạn vẫn đến trường và trở thành “robot giảng đường”. Kết quả thi cử chắc chắn chẳng sáng sủa gì. Riết rồi các bạn chán, thả trôi theo số phận, tới đâu hay tới đó, cho đến khi trường gửi tờ quyết định buộc thôi học.

Nguyên nhân thứ hai là do thích nghi không nổi vì thiếu phương pháp học. Hồi phổ thông, thầy cô chế biến sẵn kiến thức rồi dọn mâm cho học sinh tiếp thu. Thầy cô kiểm tra đầu giờ, 15 phút, giữa tiết, một tiết, giữa kỳ, cuối kỳ…

Lên đại học, chương trình đã khó, lại còn khô, tự học là chủ yếu. Trong khi đó, tân sinh viên chưa có kỹ năng tự học, lại thêm “bệnh lười”. Không ai khảo bài, ba mẹ không còn ở bên đốc thúc, được sống tự do, dẫn đến tiếp thu kém, kết quả thê thảm.

Nguyên nhân thứ ba là do cám dỗ. Vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia và kỳ xét tuyển đại học – cao đẳng gay go, nhiều bạn trẻ tự cho phép mình được nghỉ xả hơi “dài hạn”. Hay nhiều bạn trẻ ham đi làm kiếm tiền, làm thêm có thu nhập, bỏ bê việc học. Đó là chưa kể chuyện trốn học đi chơi với người yêu, tối nào cũng ra quán nhậu cụng ly, sáng không dậy nổi… Nếu sống một mình mà thiếu thói quen kỷ luật, nề nếp học hành sớm muộn gì cũng tan.

Ngoài ra, một nguyên nhân “kinh điển” nữa là thiếu tiền, không đóng được học phí. Khi đó, ai có kỹ năng tài chính như vay ngân hàng, chi tiêu tiết kiệm… sẽ sống sót để thành tài. Ngược lại, áp lực tài chính cũng khiến cho nhiều em bỏ cuộc.

Nguyên nhân hàng loạt sinh viên bị đuổi học mỗi năm

Nguyên nhân hàng loạt sinh viên bị đuổi học mỗi năm

Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?

Theo ý kiến của bà Tiến, nếu chọn sai ngành nghề so với năng lực đam mê, sinh viên nên:

Phương án 1: Nếu có khả năng thi lại đại học hoặc có điều kiện tài chính để học trường tư, học nghề thì nên làm lại từ đầu. Thà bỏ một năm tuổi trẻ còn hơn sống vật vờ sai lối cả đời còn lại.

Phương án 2: Nếu không có khả năng thi lại (vì đã học đến năm hai, ba), hoặc không có điều kiện xin học trường khác, vẫn phải tiếp tục học, nhưng hãy tìm ra “ngách” nào thấy hứng thú.

Ví dụ, nếu thích kinh doanh nhưng lại học về chế biến thực phẩm, bạn có thể tiếp tục với mục tiêu ra trường kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn, thức uống.

Phương án 3: Nếu không có khả năng thi lại, ngành hiện tại chẳng có “ngách” nào để hứng thú và tài chính cũng nghèo nốt, bạn nên dừng lại, hoặc đi học nghề nào đó nuôi sống bản thân trước. Không ít người cố gắng học cho xong để có cái bằng ra đời kiếm kế sinh nhai, sau khi ổn định mới tính chuyện tìm ra đam mê theo đuổi.

Những kiến thức, kỹ năng sinh viên cần có khi bước vào giảng đường đại học

Những kiến thức, kỹ năng sinh viên cần có khi bước vào giảng đường đại học

Những kiến thức, kỹ năng sinh viên cần có khi bước vào giảng đường đại học

Để không bị sốc khi từ phổ thông vào đại học, bạn trẻ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng sau:

  • Một là thay đổi về tư duy học tập.
  • Hai là thay đổi phương pháp học. Lên đại học, bạn phải thay đổi bộ “rễ chùm” của mình từ thời phổ thông thành bộ “3 cái rễ cọc”. Một rễ cắm vào thầy cô để hút kinh nghiệm. Một cái cắm vào sách để hút tinh hoa từ sách. Cái khác đưa vào thực tế để hút dữ liệu.

Một lời khuyên dành cho các thí sinh là lớp 11, 12 vất vả một chút, kỹ một chút thì tương lai tươi sáng. Bất cứ sự hời hợt nào khi chọn nghề sẽ phải trả giá bằng chính tương lai, mồ hôi nước mắt của cha mẹ và sự tự tôn của chính bản thân mình.

Ở giảng đường, tính cạnh tranh đã ít mà còn không sống sót nổi thì khi ra đời, nhìn chung cũng hơi khó đấy. Tuy nhiên, các bạn đừng nản chí. Không hợp với trường đại học thì thử ra học trường đời, từ trải nghiệm thử – sai, những lần “thất bại có chủ đích”, hay việc làm thêm gắn với chuyên môn…Bởi “đại học không phải là con đường duy nhất dẫn bạn tới thành công”.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *