Ngày 12/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm “Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông” do Nhà xuất bản (NXB) Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.
- Các trường Cao đẳng Y Dược chạy đua chất lượng để thu hút thí sinh
- Nhiều thí sinh trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học vì sao?
- Thi thpt quốc gia năm 2018 vẫn ủng hộ bài thi tổ hợp 3 môn
Học sinh hay chán học là chuyện thường xuyên diễn ra
Tham gia buổi tọa đàm có nhiều nhà khoa học, các diễn giả đã trao đổi rất sôi nổi. Mở đầu, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hợp – giảng viên Khoa Tiểu học – Trường ĐHSP Hà Nội nêu vấn đề: tại sao học sinh chán học, lười học? Ông Hợp cho rằng nguyên nhân cơ bản nhất là do việc học không tiếp cận được với thực tế. Và, PGS. Hợp nhận định “có hiện tượng phổ biến học xong một thời gian là học sinh quên hết”.
Xa rời thực tiễn, kiến thức lãng quên
Ông Hợp đã chia sẻ câu chuyện thực tế: Các sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học sau những chuyến đi thực tập ở các trường phổ thông đều thấy “các thầy cô dành thời gian của các môn khác nhau như Tự nhiên – Xã hội, Thủ công, Mỹ thuật để nhồi Toán và Tiếng Việt”.
Theo Bà Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: “Có một hiện tượng khá phổ biến là học sinh học xong rồi sau một thời gian thì quên hết. Vì các em bị học kiểu nhồi nhét, không được phát triển tư duy. Tư duy được coi là đường dẫn để kiến thức và kỹ năng đi vào não bộ của đứa trẻ. Khi đó, kiến thức, kỹ năng trở thành năng lực và mới trở thành giá trị cá nhân của trẻ. Và chỉ khi trở thành giá trị cá nhân rồi thì mới bền vững. Nếu đứa trẻ bị học nhồi nhét, việc chúng quên đi là còn may. Bởi không quên đi được thì nhiều em bị trầm cảm, thậm chí tâm thần”.
Do đó, ông cho rằng, nhiều người mắc phải quan niệm sai lầm chính là quá đặt nặng vai trò của giáo dục, của nhà trường và của giáo viên là truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong khi đó, mục đích cao cả của giáo dục là làm cho con người phát triển sự thông minh và sống hạnh phúc.
Các nhà khoa học cũng bàn luận và thống nhất rằng, trí thông minh của con người đa dạng, gồm: logic toán học, ngôn ngữ, vận động, âm nhạc, giao tiếp, nội tâm, tự nhiên học, không gian. Nhưng, hầu hết các bậc phụ huynh quan niệm đã giỏi phải là giỏi Toán và Tiếng Việt, còn giỏi các thứ khác không là gì cả. Đó là quan niệm hết sức sai lầm nhưng rất phổ biến.
Các diễn giả đưa ra những ví dụ cụ thể, những người nổi tiếng và thành đạt có thể không giỏi Toán và Tiếng Việt. Những ca sĩ, diễn viên, cầu thủ bóng đá… họ không thành công bằng giỏi Toán và Tiếng Việt mà bằng thứ khác. Và đôi khi giỏi thứ khác có khi thành công hơn giỏi Toán và Tiếng Việt. Do đó, sứ mệnh của giáo dục là phải phát hiện ra trẻ có trí tuệ về lĩnh vực gì và tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí thông minh đó.
Học sinh cần có trải nghiệm thực tế
Trải nghiệm để “tiệm cận” thực tiễn cuộc sống
Theo ông Hợp, hoạt động trải nghiệm trên thực tế đã từng tồn tại rất lâu trước đó trong các môn học và các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, giáo viên và học sinh không ý thức đầy đủ và sâu sắc vai trò của nó với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người.
Ông Hợp cho hay, chừng nào chúng ta còn dạy học chỉ qua sách vở hay chỉ cho học sinh làm bài tập qua sách vở thì rất khó hình thành năng lực, nhất là năng lực thực tiễn. Theo ông, hoạt động ngoại khóa và ngoài giờ lên lớp là hai hoạt động thuận lợi nhất cho việc trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm cần được sử dụng như một phương pháp quan trọng trong nhiều môn học. Như vậy, việc học ở trường học mới thực sự khơi dậy cảm hứng, thúc đẩy phát triển tư duy và nhận thức của học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Vương – giảng viên khoa Lịch sử – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chia sẻ: “Người Việt Nam chỉ giỏi khi đi học, nhưng học xong là hết giỏi”. Theo ông Vương, hoạt động trải nghiệm là cách huấn luyện để con người biết mài sắc kiến thức và tư duy của mình, từ đây có thể giải quyết các bài toán trong thực tiễn. Điều đó quan trọng hơn việc nhớ kiến thức vì mục đích cuối cùng là học sinh phải có tư duy độc lập và sáng tạo.
Với kinh nghiệm từng sống và học tập ở Nhật Bản, ông Vương chia sẻ với mọi người về phương pháp giáo dục ở Nhật Bản, họ không tách hoạt động trải nghiệm ra thành một môn học nhưng lại được thực hiện trong tất cả các môn học, đặc biệt là 2 môn Khoa học và Xã hội: “Họ tiến hành dưới hình thức tự trị của học sinh trong trường học thông qua các câu lạc bộ. Các hoạt động này đề cao vai trò chủ thể và thông qua các giác quan tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần nghiên cứu của học sinh. Ví dụ như để giáo dục về sinh mệnh, thầy giáo sẽ sẵn sàng cùng nuôi một con gà, hoặc trồng một cái cây với học sinh để sau đó cùng chứng kiến rằng đến một thời điểm nào đó con gà hay cái cây sẽ chết. Qua đó, tự học sinh sẽ hiểu được rằng sinh mệnh là thứ quý giá nhưng không phải là vĩnh viễn”.
Ông Vương nhấn mạnh thêm, để học sinh hứng thú và thấy mới mẻ ở từng hoạt động trải nghiệm thì người giáo viên phải xuất phát từ chính mối quan tâm của học sinh, xem các em thích gì, thực sự quan tâm đến vấn đề gì. Giáo viên nên làm một cuộc điều tra xem sự trải nghiệm của các em đến đâu. Ông cũng khẳng định, điều quan trọng nhất nằm ở giáo viên, chứ không phải sách vở. Mỗi giáo viên cần lựa chọn cho mình một phương pháp tối ưu nhất để phát huy được năng lực của học sinh, để các em không xa rời cuộc sống.
Nguồn: THPTQuocgia.org