Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ theo phương án trong giai đoạn mới 2022-2025, chúng ta hãy cùng nhìn lại 7 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015.
- Đề nghị bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh đối với thí sinh không tham dự kỳ thi THPT năm 2021
- Đạt 10 điểm 3 môn tổ hợp xét tuyển thí sinh vẫn trượt nguyện vọng 1
- Nhiều trường Đại học thông báo miễn giảm học phí cho sinh viên
Thí sinh thi THPT quốc gia
Lần đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT theo “2 trong 1”
Trong những năm 2014 trở về trước thì các kỳ thi THPT quốc gia diễn ra với nhiều đợt riêng lẻ, kéo dài trong khoảng 1 tháng. Việc thi này thực sự gây tốn kém, gây áp lực không nhỏ cho gia đình và nhất là các thí sinh.
Chính vì vậy lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia duy nhất vào năm 2015, kỳ thi này còn được gọi là thì thi “2 trong 1”. Kỳ thi này sẽ tổ chức với mục đích là xét tốt nghiệp THPT đồng thời dùng điểm thi để xét tuyển đại học và cao đẳng. Đây được xem là một bước đột phá trong thi cử bởi chỉ tổ chức một lần thi sẽ giảm tốn kém, giảm áp lực thi cử cho các thí sinh cũng như phụ huynh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức 2 loại cụm thi với 8 môn thì trong 2 năm 2015 và 2016. Các cụm thi bao gồm cụm thi tỉnh do Sở GD&ĐT chủ trì mục đích chỉ để xét tốt nghiệp) và cụm thi liên tỉnh do các trường đại học chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học cao đẳng. Kỳ thi này thí sinh không cần phải đăng ký nguyện vọng trước mà sau khi có kết quả thi THPT, dựa vào điểm thi đã công bố thí sinh mới cân nhắc để xét tuyển vào trường với mã ngành phù hợp. Kỳ thi này tổ chức đã đảm bảo được mục tiêu đề ra tuy nhiên điểm chuẩn bị thay đổi liên tục như sàn chứng khoán.
Năm 2017 rút kinh nghiệm tổ chức thi trong 2 năm đầu Bộ GS&ĐT đã tổ chức kỳ thi trên tất cả các tỉnh thành, mỗi địa phương thành lập 1 cụm thi và Sở GD&ĐT chủ trì phối hợp cùng các trường đại học, cao đẳng. Thí sinh thi 3 bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ cùng 2 bài thi tổ hợp khối khoa học xã hội và khối khoa học tự nhiên. Hầu hết bài thi môn thi đều là trắc nghiệm (trừ bài thi Ngữ văn). Thí sinh thi có mã đề riêng và bài thi được chấm bằng máy tính. Có hiện tượng mưa điểm 10 với 4.235 điểm 10 ở 9 môn do thi trắc nghiệm. Điểm chuẩn cũng vì thế tăng lên, điển hình tại học viên An ninh nhân dân với 30,5 điểm khối C. Điểm chuẩn cao kiến nhiều trường đặt ra tiêu chí phụ dẫn đến nhiều thí sinh tuột mất cơ hội vào đại học.
Kỳ thi THPT năm 2018 được đánh giá là đề thi khó hơn so với các năm trước. Bộ Giáo dục và Đào tọa thay đổi mức điểm cộng ưu tiên tối đa từ 3,5 còn 2,75. Đây là năm đầu tiên quy định điểm chuẩn ngành Y Dược và Sư phạm. Đặc biệt chấn động trong kỳ thi THPT năm 2018 là điểm thi nhiều thí sinh điểm cao bất thường. Bộ Công An vào cuộc đã phát hiện 221 thí sinh được nâng điểm trong đó Hà Giang có 114 em, Sơn La có 44 em và Hòa Bình có 63 em. Việc này xảy ra khiến 16 cán bộ gồm các giáo viên, lãnh đạo địa phương, phó giám đốc sở bị khởi tố và ngồi tù.
Năm 2019, rút kinh nghiệm tổ chức thi THPT quốc gia những năm trước, khắc phục những hạn chế bất cập trong thi cử, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật trong thi cử, tăng cường thanh tra kiểm tra,…do đó kỳ thi diễn ra bình thường không có sự kiện đặc biệt.
Thi THPT quốc gia
Năm 2020, Bộ GD&ĐT xác định lại mục tiêu chính của kỳ thi này là xét tốt nghiệp, bỏ cách nói kỳ thi 2 trong 1. Mặc dù ý nghĩa kỳ thi thay đổi nhưng hầu hết trường vẫn sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đầu vào.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra cực kỳ phức tạp kéo dài ở nhiều địa phương. Đề thi được giảm tải do đó điểm thi tăng mạnh và số điểm 10 cũng gấp 4 lần năm trước với 24.000 điểm 10. Kỳ thi này được chia làm thành 2 đợt và lần đầu tiên có số lượng thí sinh được đặc cách xét tốt nghiệp lớn với hơn 15 ngàn thí sinh do ảnh hưởng của dịch. Với sự lạm phát điểm 10, điểm chuẩn các ngành tăng mạnh, rất nhiều trường có điểm chuẩn trên 30.
Năm 2022 tổ chức thi trong giai đoạn mới 2022 -2025
Theo phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM có được thì công văn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo mục tiêu tổ chức kỳ thi TN THPT năm 2022 theo phương án tổ chức kỳ TN THPT giai đoạn 2022-2025 mới. Mục tiêu đảm bảo khách quan, trung thực đúng năng lực và trình độ của học sinh, phải có sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh.