Với nhu cầu tìm hiểu thông tin và sự bùng nổ của công nghề thông tin thì ngành Khoa học máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ.. Bài viết sau đây sẽ liệt kê chi tiết thông tin về khối ngành này để bạn có thể tham khảo và đăng ký học.
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Tìm hiểu về ngành Khoa học máy tính
1. Tìm hiểu ngành Khoa học máy tính
- Khoa học máy tính (tiếng Anh là Computer Science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính.
- Khoa học máy tính là cách tiếp cận khoa học và thực tiễn để tính toán và các ứng dụng của nó và nghiên cứu có hệ thống về tính khả thi, cấu trúc, biểu hiện và cơ giới hóa các thủ tục cơ bản làm cơ sở cho việc thu thập, đại diện, xử lý, lưu trữ, truyền thông và truy cập thông tin. Hiểu một cách đơn giản khoa học máy tính là nghiên cứu về các quy trình thuật toán tự động hóa mà có thể nhân rộng trên quy mô lớn. Một nhà khoa học máy tính là chuyên gia về lý thuyết tính toánvà thiết kế các hệ thống tính toán.
- Chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
- Phân biệt ngành Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm:
- Khoa học máy tính: Ngành này nghiên cứu cách ứng dụng các thuật toán vào các chương trình của máy tính. Bằng cách sử dụng các thuật toán và toán học cao cấp, nhà khoa học máy tính sẽ sáng tạo ra những cách mới để điều hành và truyền đạt thông tin. Cụ thể, họ nghiên cứu về các phần mềm, hệ thống quản lý và các tập lệnh. Sinh viên ngành Khoa học máy tính được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, phát triển phần mềm.
- Kỹ thuật máy tính: Kỹ sư máy tính chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính. Ví dụ như mạch máy tính, chíp điện tử, thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính sẽ được học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học.
- Công nghệ thông tin: Chuyên gia công nghệ thông tin có thể được gọi là người điều khiển hệ thống thông tin. Chuyên viên công nghệ thông tin không phải là người tạo ra phần cứng hay phần mềm máy tính. Họ chỉ học về cách sử dụng phần cứng và phần mềm của máy tính để truyền, thu thập, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ và lưu trữ thông tin. Đây là những người sử dụng công nghệ và tối ưu hóa việc sử dụng hệ thống điều hành, phần mềm và các ứng dụng đã được tạo ra sẵn bởi kỹ sư hay các nhà khoa học máy tính.
- Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội. Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
2. Các khối thi vào ngành Khoa học máy tính
– Mã ngành: 7480101
– Ngành Khoa học máy tính xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa – Tiếng Anh
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
- C14: Ngữ văn – Toán – Giáo dục công dân
- C02: Ngữ văn – Toán – Hóa học
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính khá cao
3. Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào hình thức xét tuyển. Với hình thức xét tuyển bằng điểm thi THPT Quốc gia, điểm chuẩn của ngành tại những cơ sở đào tạo dao động trong khoảng 13 – 18 điểm.
4.Các trường đào tạo ngành Khoa học máy tính
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học máy tính, các bạn thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Hạ Long
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thăng Long
- Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học FPT
- Đại học Thành Tây
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
- Đại học Công nghiệp TP. HCM
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
5. Cơ hội việc làm ngành Khoa học máy tính
Theo giảng viên tuyển sinh đại học cao đẳng ngành nghề này, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng những vị trí công việc sau:
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học…
- Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc khác như Lập trình viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án hay kiến trúc sư, kỹ sư hệ thống thiết kế, kiến trúc sư dữ liệu, kỹ sư phụ trách nghiên cứu, phát triển và vận hành các phần mềm…
6. Mức lương của ngành Khoa học máy tính
Thực tế, mức lương ngành Khoa học máy tính phụ thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc cũng như năng lực chuyên môn, tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Một số thống kê cho thấy, 98% sinh viên của ngành có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến trong khoảng 10 – 15 triệu.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học máy tính
Để có thể theo đuổi đam mê với ngành nghề Khoa học máy tính, bạn cần có một số tố chất dưới đây:
- Đam mê với công nghệ, phần mềm;
- Có trí thông minh và khả năng sáng tạo;
- Nhanh nhẹn , nhạy bén và có khả năng tư duy tốt;
- Chính xác và thận trọng trong công việc;
- Ham học hỏi và cập nhật kiến thức mới;
- Có khả năng ngoại ngữ tốt;
- Có khả năng làm việc nhóm;
- Chịu được áp lực công việc tốt.
Trên đây là những thông tin thí sinh cần nắm về ngành Khoa học máy tính. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả và đưa ra quyết định có nên học ngành Khoa học máy tính hay không nhé.
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp