Chuyên trang Đáp án – đề thi cập nhật nội dung đề minh họa môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2021, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
- Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Đề minh họa và đáp áp gợi ý môn Lịch Sử
- Đề minh họa và lời giải chi tiết môn Toán thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Đề minh họa và gợi ý đáp án môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT 2021
Theo đó, đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2021 vẫn giữ nguyên cấu trúc chính của đề thi THPTQG và Tốt nghiệp THPT những năm gần đây theo hình thức tự luận với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm).
Đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2021 môn Ngữ Văn
Dưới đây là nội dung đề minh họa 2021 môn Ngữ Văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố:
Gợi ý đáp án đề thi môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Ban biên tập Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp dàn gợi ý đáp án đề minh họa môn Ngữ Văn năm 2021, các bạn theo dõi nhé:
I. Đọc hiểu
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Hai hình ảnh là:
– Mảnh đất nghèo mồng tơi không kịp rớt
– Lúa con gái mà gầy còm sa đỏ
Câu 3. Những dòng thơ đã giúp người đọc hiểu được về:
– Mảnh đất miền Trung khắc nghiệt với nắng, gió và thiên tai quanh năm.
– Con người miền Trung vẫn chăm chỉ, cần cù làm lụng và sống tình nghĩa.
Câu 4. Tình cảm, thái độ của nhà văn trong đoạn trích:
– Tác giả xót xa, thương cảm với sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.
– Đồng thời ngợi ca, trân trọng những con người nơi đây.
II. Làm văn
Câu 1.
a. Giải thích vấn đề:
– Tình người: tình cảm yêu thương giữa con người với con người dựa trên sự đối đãi chân thành.
– Khó khăn: những yếu tố bất ngờ, không dễ dàng đạt được trong cuộc sống.
=> Trong hoàn cảnh khó khăn thì tình yêu thương sẽ giúp cho con người vượt qua được những khó khăn.
b. Bình luận vấn đề
– Tình yêu thương sẽ giúp xoa dịu tâm hồn con người khi gặp khó khăn.
– Tình yêu thương sẽ tạo nên động lực, sức mạnh để con người vượt qua nghịch cảnh.
– Tình yêu thương còn giúp khơi dậy những tiềm năng trong mỗi người.
– Tình yêu thương giúp con người mở rộng trái tim, đón nhận yêu thương trong cuộc sống.
c. Liên hệ bản thân
– Con người cần phải có được một trái tim biết yêu thương trong cuộc sống.
– Học sinh biết yêu thương những người thân, thầy cô và bạn bè…
Câu 2.
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.
– Khái quát nội dung đoạn trích: Vẻ đẹp của con sông Hương khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế.
II. Thân bài
1. Vị trí đoạn trích: Nằm ở đầu tác phẩm, nhà văn miêu tả hình ảnh con sông Hương khi chảy ra khỏi rừng già để đến với thành phố Huế
2. Vẻ đẹp của sông Hương
– Hình ảnh liên tưởng độc đáo: Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại
- Người gái đẹp: cô gái đang ở độ tuổi trăng tròn, nhan sắc trẻ trung phơi phới.
- Nằm ngủ mơ màng: giấc ngủ êm đềm, kéo dài đến mấy thế kỷ.
- Cánh đồng hoang dại: cánh đồng ven sông được bồi đắp trở nên trù phú.
- Người tình mong đợi: người yêu đã được chờ đợi từ rất lâu, nên khi gặp cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
=> Hành trình của sông Hương được liên tưởng với hành trình của người con gái đẹp đi tìm tình yêu đích thực.
– Vẻ đẹp của sông Hương trong hành trình đi tìm người yêu:
- Sông Hương có nhịp chảy chậm rãi, “mềm như tấm lụa” (liên hệ hình ảnh sông Đà như “áng tóc trữ tình”),
- Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục.
- Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về.
- Sông Hương đi qua nhiều lăng tẩm đồ sộ – nơi yên nghỉ ngàn thu của các vua chúa mang niềm kiêu hãnh âm u được phong kín trong lòng sông u tịch.
III. Kết bài
– Khái quát nội dung của đoạn trích, nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Đánh giá lại vẻ đẹp của sông Hương khi chảy ở ngoại ô thành phố Huế qua vùng châu thổ êm đềm.
Nguồn: thptquocgia.org