Mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép các trường Đại học đào tạo khối ngành sư phạm tăng chỉ tiêu tuyển sinh trên cả nước, tuy nhiên để có chất lượng đội ngũ giáo viên tốt cần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Vẫn tổ chức thi TN năm 2020 thay đổi tên gọi và chỉ xét tn
- 550 chỉ tiêu tuyển sinh vào Học viện cán bộ năm 2020
- Danh sách các trường ĐH sẽ tổ chức thi riêng nếu không thi THPT quốc gia
Sinh viên Sư phạm trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tăng chỉ tiêu sư phạm phải đi liền với nâng cao chất lượng
Vẫn sử dụng các phương án chính đó là dựa vào điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm nay hay còn gọi với cái tên khá đó là điểm thi tốt nghiệp. So với các năm trước thì năm nay các trường Đại học đào tạo khối ngành được tăng mạnh chỉ tiêu. Số liệu thống kê cho thấy: Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tăng từ 2.012 lên 3.140 chỉ tiêu; Trường Đại học Sư phạm TPHCM năm nay tăng hơn 1.000 chỉ tiêu nâng tổng số lên 5.000…
Còn đối với khu vực Tây Nam Bộ, theo PGS. TS Trần Thị Thanh Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường Đại học Cần Thơ cho biết, năm nay Bộ tăng thêm 1.150 chỉ tiêu cho 13 ngành đào tạo sư phạm, nâng tổng chỉ tiêu tuyển sinh của khối ngành này lên 1.500.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh xuất phát từ cơ sở dữ liệu điều tra thực tiễn tình hình đội ngũ giáo viên và năng lực của đội ngũ giảng viên tại trường cùng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, việc làm của sinh viên khi tốt nghiệp cũng là một trong những lý do khiến các trường tăng chỉ tiêu… Vì thế, việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh này mang tính định hướng và có những điểm đến nhất định.
Theo chia sẻ của giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn năm 2020, toàn hệ thống có 102 cơ sở tham gia đào tạo các ngành đào tạo giáo viên trình độ Đại học, Cao đẳng giáo dục mầm non với tổng chỉ tiêu đề xuất là 84.475. Căn cứ vào nhu cầu địa phương và trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí, Bộ GD&ĐT xác định phân bổ 69.630 chỉ tiêu, tương đương với 64% nhu cầu sử dụng của địa phương.
Năm 2018 Bộ đã giao 35.000 chỉ tiêu, năm 2019 giao gần 46.000 chỉ tiêu. Do dự báo nhu cầu giáo viên của các địa phương thời gian tới do đó việc tăng chỉ tiêu đào tạo để đáp ứng, nên tổng chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm năm nay tiếp tục tăng so với năm 2019. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, con số này vẫn chỉ đáp ứng được trên 60% nhu cầu sử dụng theo đề xuất của các địa phương.
Tư vấn tuyển sinh năm 2020. Ảnh minh họa
Thống kê từ nhiều tỉnh cho thấy các địa phương đang thiếu hàng ngàn giáo viên như: Kiên Giang (1.008), TPHCM (1.290), Bình Dương (2.811), Đồng Nai (1.762), Gia Lai (2.572), Nghệ An (1.939), Thanh Hóa (2.877), Nam Định (1.169), Thái Bình (3.167), Hưng Yên (1.742), Hải Dương (1.823), Bắc Ninh (1.479), Vĩnh Phúc (2.300), Bắc Giang (1.019), Sơn La (3.355)…ở bậc mầm non và phổ thông.
Trong bối cảnh mỗi năm hàng ngàn giáo viên về hưu, chương trình giáo dục mới với yêu cầu tối đa 45 học sinh/lớp, tăng cường giáo viên các môn học Ngoại ngữ, Mỹ thuật, Tin học cho bậc tiểu học, dân số tiếp tục tăng nhanh… khiến cho nguy cơ thiếu trầm trọng giáo viên trong vài năm tới là chắc chắn.
Việc tăng chỉ tiêu là cung cấp nguồn lực cho các địa phương tuy nhiên bài toán sắp tới theo các chuyên gian cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ này nhất là trong những năm tới việc đào tạo giáo viên sẽ không còn miễn phí học phí như các năm trước đây.
Về phí Bộ GD&ĐT, Bộ đang tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở GDĐH, trong đó có mạng lưới các trường sư phạm. Do vậy trong thời gian tới, việc phân bổ chỉ tiêu, vấn đề thừa thiếu giáo viên cũng như công tác đảm bảo chất lượng đào tạo sẽ từng bước được giải quyết căn cơ và hiệu quả.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.