Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 sẽ tổ chức thi trên máy tính, vậy thí sinh sẽ gặp những bất lợi gì khi thi theo hình thức này?
- 8 điều sinh viên năm nhất cần nhớ khi đi tìm nhà trọ để đảm bảo an toàn!
- Tham quan ngôi trường có học phí đắt nhất thế giới
Thí sinh phải làm quen với hình thức thi mới
Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia làm bài thi trên máy tính là một trong những bước tiến khi đưa công nghệ vào học tập, thi cử. Tuy vậy hình thức thi này hoàn toàn mới ở Việt Nam. Để làm tốt bài thi, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Làm bài thi trên máy tính đòi hỏi thí sinh phải có nhiều kỹ năng hơn, cách thức thi cũng khác so với hình thức thi viết nên cần nhiều thời gian để làm quen.
Sự cố kỹ thuật có thể xảy ra
Thầy Giang, giảng viên Tin học, khoa Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sự cố kỹ thuật không phải là không thể xảy ra, như ấn nút gửi bài bị lỗi, lỗi tải câu hỏi, ấn nhầm khiến mất sạch bài… Như vậy thi trên máy tính rất có thể thí sinh gặp phải sự cố đáng tiếc ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả bài thi cũng như tương lai của mình.
Khó khăn với học sinh vùng sâu vùng xa.
Học sinh vùng sâu vùng xa, cùng khó khăn, để đi học còn khó thì việc tiếp xúc và sử dụng máy tính của học sinh còn hạn chế, thậm chí có thể còn chưa được tiếp xúc bao giờ. Nếu như tổ chức thi theo hình thức này thì rất có thể nhiều học sinh ở vùng sâu vùng xa sẽ gặp bất lợi hơn so với những khu vực khác.
Ảnh hưởng của máy tính tới thí sinh
Ngồi máy tính nhiều sẽ mỏi mắt, chất lượng làm bài thi của thí sinh sẽ giảm. Còn hình thức thi viết trên giấy, thí sinh sẽ đỡ bị áp lực hơn, hiệu quả làm bài tốt hơn, một số bạn học sinh có tâm lý e ngại sử dụng máy tính nên chất lượng bài thi sẽ không tốt bằng việc làm bài thi trên giấy.
Trên đây là một số bất lợi cho học sinh khi làm bài thi trên máy tính. Dự kiến từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức thí điểm thi THPT quốc gia trên máy tính ở một số địa phương. Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các địa phương, các nhà trường có định hướng dạy và học phù hợp, chuẩn bị tốt cho kỳ thi năm sau.
Để có kết quả thi THPT quốc gia tốt, thí sinh vẫn phải chuẩn bị tâm lý để đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia với thay đổi nhất định, thí sinh phải nắm chắc kiến thức, đồng thời trau dồi các kỹ năng cần thiết và có bí kíp học tập để vượt qua kỳ thi THPT quốc gia thành công.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp.