Điểm sàn là ngưỡng điểm nhận hồ sơ để xét tuyển vào Đại học, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thí sinh không nên dựa vào điểm sàn vì có nguy cơ trượt rất cao.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- ĐHQG Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2018
- Danh sách thí sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng ĐH Y Hà Nội 2018
- Trường Đại học Y Dược Thái Bình công bố điểm xét năm 2018
Ảnh minh họa
Không nên dựa vào điểm sàn để điều chỉnh nguyện vọng ĐH
Theo đó, ông Trần Văn Nghĩa Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đưa ra lời khuyên cho các thí sinh khi lấy điểm kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 để xét tuyển tuyển vào các trường Đại học năm nay. Theo đó ông Nghĩa đưa ra lời khuyên để thí sinh cân nhắc như sau:
Thí sinh cần cân nhắc dựa vào điểm trúng tuyển của năm trước so với mức điểm của mình năm nay chứ không nên dựa vào ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (“điểm sàn”). Đơn cử nhiều ngành năm trước lấy điểm sàn 17 điểm tuy nhiên điểm trúng tuyển có khi lên đến 23 điểm chênh lên hẳn 7 điểm. Để điều chỉnh thí sinh nên cân nhắc những trường hợp sau
Thứ nhất: Các em cần xác định, khi nào mình cần điều chỉnh nguyện vọng. Cũng như năm ngoái, các em hoàn toàn có thể đăng ký nhiều nguyện vọng, trừ khi kết quả thi quá xa so với dự kiến ban đầu.
Chẳng hạn: Nếu kết quả thi của mình cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến đầu thì nên điều chỉnh nguyện vọng, còn nếu như sát với dự kiến ban đầu thì các em không nên điều chỉnh.
Thứ hai: Phổ điểm năm nay khác với phổ điểm của năm ngoái, do đó các em cần so sánh phổ điểm của 2 năm và xác định điểm của mình tương đương với bao nhiêu điểm của năm ngoái.
Từ đó xác định xem các nguyện vọng mình đăng ký trước đó có phù hợp hay không; đồng thời có định hướng điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và chọn ngành, nghề hợp lý.
Thứ ba, các em cần nắm được nguyên tắc của điều chỉnh nguyện vọng. Cụ thể, các em hoàn toàn có thể điều chỉnh tất cả mọi thông tin. Ví dụ thay đổi trường, thay đổi ngành, thay đổi tổ hợp và thay đổi trật tự các nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Tuy nhiên, tôi xin lưu ý các em: Nếu các em tăng số nguyện vọng lên, tức là bổ sung thêm nguyện vọng so với ban đầu thì phải đăng ký bằng phiếu tại trường.
Như vậy các em phải ghi nhớ mốc thời gian được điểu chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Cụ thể: từ ngày 19/7 đến hết ngày 26/7 các em sẽ được điều chỉnh nguyện vọng bằng phương thức trực tuyến. Còn nếu điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển bằng phiếu sẽ đến hết ngày 28/7.
Việc đăng ký thay đổi nguyện vọng giống như đăng ký trước đây.
Thứ nhất, tất cả những ngành mà mình đã đăng ký phải là ngành mình sẽ học chứ không phải đăng ký cho xong đó là điều kiện tiên quyết.
Thứ hai: Thí sinh nên sắp xếp 3 nhóm ngành khác nhau gồm: Nhóm 1: những ngành cao hơn so với điểm thực của mình; Nhóm 2: những ngành bằng với điểm thực của mình và nhóm 3: ngành thấp hơn so với điểm thực của mình.
Để xác định các nhóm ngành, các em có thể so sánh với điểm thi năm nay và quy đổi về điểm thi năm ngoái, hoặc năm 2016. Những nhóm ngành cao hơn một chút so với điểm thi thực của mình thì xếp vào nhóm 1. Còn những ngành bằng với điểm thực của mình thuộc nhóm 2 và thấp hơn điểm thực của mình thuộc nhóm 3. Và cuối cùng nên chuẩn bị phương án cuối cùng đó là xét tuyển bằng hình thức học bạ vào các trường Cao đẳng. Trong trường hợp thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường Đại học vẫn có một suất để theo học Cao đẳng.
(thptquocgia.org tổng hợp)