Trường tốp dưới lo thí sinh ảo vì điểm chuẩn hạ

Việc các trường “top” trên giảm điểm chuẩn sẽ là bất lợi cho các trường “top” dưới vì lo không tuyển đủ sinh viên. Nhiều trường đã chọn cách nâng điểm chuẩn xét tuyển cao hơn để tránh lượng thí sinh ảo.

truong-top-duoi-lo-so-thi-sinh-ao

Các trường top dưới vẫn lo hồ sơ “ảo”

Nhiều ngành học của ĐH Thương mại năm nay nâng điểm chuẩn từ 0,25 – 1 điểm. Cụ thể, ngành kinh tế khối A0 (toán, lý, hóa) năm nay lấy điểm chuẩn 23 điểm, cao hơn so với mức điểm 22,25 điểm năm 2015. Tuy nhiên, cũng ngành này nhưng khối A1 (toán – lý – Anh) lại giảm 0,25 điểm do điểm tiếng Anh thấp hơn năm ngoái. Ngành marketing chuyên ngành marketing thương mại có điểm trúng tuyển cao hơn năm ngoái 1 điểm; thương mại điện tử cao hơn tới 1,25 điểm. Năm nay, trường nhận được hơn 11.000 bộ hồ sơ, trong khi chỉ tiêu toàn trường là 3.800. Một số ngành của Viện Đại học Mở có điểm chuẩn tăng so với năm 2015 như quản trị du lịch khách sạn (từ 19,25 lên 20,5 điểm đối với khối D1). Việc khó khăn nhất hiện nay của nhiều trường là xác định tỉ lệ hồ sơ ảo.

Ông Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm 2015, tỉ lệ thí sinh ảo là 8% và thí sinh đến nhập học vừa đúng chỉ tiêu của trường. Năm nay, với cách thức nộp hồ sơ vừa trong nhóm GX lại vừa ngoài nhóm của thí sinh, việc xác định tỉ lệ ảo khó khăn hơn. Trường dự kiến tỉ lệ này là 10%, trong khi đó, tỉ lệ này được ĐH Thủy lợi dự kiến 15%. Sau đợt tuyển chọn đầu tiên, do nhiều trường hạ điểm chuẩn nên theo đánh giá, các đợt xét tuyển sau sẽ không còn dồi dào nguồn tuyển nữa. “Nhiều trường từ đợt 1 đã lấy điểm chuẩn đến mức sàn của Bộ GD&ĐT, nằm ở phần lớn các trường “tốp” giữa, “tốp” dưới. Nhiều trường còn mở rộng cách tuyển chọn bằng việc vừa lấy kết quả thi THPT quốc gia vừa xét học bạ để nới rộng nguồn tuyển như ĐH Lâm nghiệp, ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp.

Đỗ ngành Y còn phải chờ quá trình đào tạo

dao-tao-y-duoc-can-cho-quy-trinh-dao-tao

Liên quan đến việc ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lấy điểm chuẩn 18 cho ngành y đa khoa và dược học gây xôn xao dư luận, nhiều chuyên gia cho rằng chưa khẳng định được mức điểm này có hợp lý hay không.

Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – giảng viên Đại học Y Hà Nội, điểm đầu vào chỉ đánh giá một phần, cái cốt lõi vẫn là đầu ra. Do đó, 18 điểm trúng tuyển ngành y đa khoa cũng không có gì bất thường. “Học ngành y phải trải qua 6 năm đào tạo và thực tập. Nếu trường đào tạo tốt, nơi thực tập của sinh viên tốt, khả năng tiếp thu của các em tốt thì chất lượng vẫn được đảm bảo. Quá trình 6 năm trời tôi luyện, sinh viên nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thì điểm đầu vào không còn quan trọng nữa” – ông phân tích.

Chính vì thế, ông cho rằng sẽ quá vội vàng nếu kết luận rằng chất lượng đầu vào thấp sẽ tạo ra trình độ bác sĩ non kém. Không có cơ sở để khẳng định điều này bởi trường chưa bắt tay vào đào tạo thật sự.

Còn theo PGS-TS Nguyễn Thị Yến – Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH Y Hà Nội, đào tạo y khoa là ngành đặc thù, bên cạnh việc tuyển được sinh viên giỏi, trường cần đảm bảo nhiều yếu tố như có đủ giảng đường, bệnh viện để thực tập, thực hành, có đội ngũ giảng viên có chuyên môn, kinh nghiệm và yêu nghề. Bà cũng cho rằng, việc các trường ngoài công lập mở ngành y, dược không còn xa lạ trên thế giới, bởi họ đảm bảo được khung chương trình quốc tế, đội ngũ giảng viên tốt.

Còn ông Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà nội khẳng định, “chưa họp chợ thì chưa biết chợ như thế nào để quản lý. Trường có đủ điều kiện, đội ngũ giảng viên, bệnh viện thực hành để đảm bảo có thể đào tạo tốt ngành y dược theo yêu cầu. Chúng tôi sẽ học hỏi kinh nghiệm của nhiều trường đi trước để chất lượng đào tạo được hoàn thiện hơn”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *