Trường ĐH Ngoại ngữ – Đà Nẵng công bố thông tin tuyển sinh 2021

Trường ĐH Ngoại ngữ – Đà Nẵng công bố thông tin tuyển sinh năm 2021. Theo đó trường sử dụng tổng cộng 5 phương thức xét tuyển vào các ngành đào tạo tại trường.

Trường ĐH Ngoại ngữ – Đà Nẵng công bố thông tin tuyển sinh 2021

Phương thức tuyển sinh năm 2021 của Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Phương thức 1

Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phương thức 2

Xét tuyển theo đề án của Trường ĐH Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

Xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo của trường. Riêng đối với các ngành sư phạm (Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung Quốc), thí sinh cần phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định, cụ thể là : thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi. Đối với các ngành ngoài sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định bên dưới.

Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng thỏa điều kiện và vượt chỉ tiêu đã công bố thì sử dụng tiêu chí để xét tuyển theo thứ tự như sau: (1) thứ tự các Nhóm, (2) điểm trung bình HK1 năm lớp 12 + điểm ưu tiên (nếu có). Điểm ưu tiên được xác định theo quy định hiện hành và được quy đổi theo thang điểm 10.

Nhóm 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT tham gia các vòng thi tuần trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên đài truyền hình Việt Nam (VTV) các năm 2019, 2020 và 2021.

Nhóm 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa dành cho học sinh lớp 12 thuộc các năm 2019, 2020, 2021 cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nhóm 3: Thí sinh là người Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam và có điểm trung bình chung các học kỳ cấp THPT (trừ học kỳ cuối của năm học cuối cấp THPT) từ 75% trở lên quy đổi theo thang điểm 10. Trường hợp không có điểm trung bình các học kỳ, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường sẽ xem xét, quyết định.

Nhóm 4: Xét tuyển kết quả năng lực ngoại ngữ.

Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thỏa mãn điều kiện sau đây:

Các điều kiện ở bảng trên được áp dụng cho các chương trình đại trà và chương trình chất lượng cao.

Thông tin từ phòng tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay Đối với các ngành ngoài sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như sau : điểm từng môn còn lại (không phải là môn Ngoại ngữ) trong tổ hợp môn xét tuyển của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (xem chi tiết tại Mục 1.6) từ 6.00 điểm trở lên.

Điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển (xem Mục 1.6) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ sẽ được chấp nhận thay thế môn ngoại ngữ tương ứng trong tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ đó.

Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có thời hạn 02 năm tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Nếu chứng chỉ không ghi ngày cấp thì thời hạn 02 năm kể từ ngày thi.

Đối với chứng chỉ VSTEP, chỉ chấp nhận kết quả từ kỳ thi do Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng tổ chức.

Nhóm 5 : Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt Học sinh giỏi liên tục các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 năm học 2020-2021.

Trường ĐH Ngoại ngữ – Đà Nẵng công bố thông tin tuyển sinh 2021

Phương thức 3

Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021)

Điểm xét tuyển dựa trên tổng điểm của tổ hợp ba môn xét tuyển theo thang điểm 30 (môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2) cộng điểm ưu tiên (nếu có).

Điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng của điểm trung bình môn học năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào :

Đối với các ngành sư phạm (Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung Quốc) : học lực lớp 12 xếp loại Giỏi.

Đối với các ngành ngoài sư phạm : Tổng điểm 3 môn (không nhân hệ số) trong tổ hợp xét tuyển từ 18,00 điểm trở lên.

Đối với các ngành có cùng môn Ngoại ngữ trong các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm : Ưu tiên môn Ngoại ngữ.

Phương thức 4

Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2021.

Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu các thí sinh có tổng điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM đạt từ 600 điểm trở lên và điểm trung bình chung môn Ngoại ngữ năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12 THPT đạt từ 6.5 trở lên. Điểm môn Ngoại ngữ lấy từ học bạ.

Đối với các ngành sư phạm (Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung Quốc) : ngoài các điều kiện nêu trên, thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi.

Phương thức 5

Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021

Điểm xét tuyển dựa trên tổng điểm thi của tổ hợp ba môn xét tuyển (xem Mục 1.6) theo thang điểm 30 (môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2) của kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cộng điểm ưu tiên (nếu có).

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 theo quy định hiện hành và được công bố sau khi có kết quả kỳ thi.

Đối với các ngành có cùng môn Ngoại ngữ trong các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm : Ưu tiên môn Ngoại ngữ.

Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/ nhóm ngành/ khối ngành tuyển sinh; theo từng phương thức tuyển sinh

Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *