Tổng quan ngành Kiểm toán

Môi trường làm việc nhẹ nhàng cùng cơ hội phát triển nhẹ nhàng, kiểm toán được xem là một trong những ngành nghề HOT tại Việt Nam.

Tổng quan ngành Kiểm toán

Tổng quan ngành Kiểm toán

1. Tìm hiểu ngành Kiểm toán

Kiểm toán (tiếng Anh là Audit) là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin tài chính được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, bằng hệ thống phương pháp kĩ thuật riêng của kiểm toán, do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.

Kiểm toán dùng các phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính của một công ty, tổ chức nào đó.

Phạm vi của kiểm toán rất rộng, bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc và kiểm toán hiệu năng.

Phân loại kiểm toán theo chủ thể thì kiểm toán có 3 loại là: kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

2. Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán

Theo các trang tuyển sinh Đại học Cao đẳng, Khung chương trình đào tạo và các môn học của ngành Kiểm toán:

Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán

Nguồn: Theo Đại học Cần Thơ

3. Các khối thi vào ngành Kiểm toán

– Mã ngành Kiểm toán: 7340302

– Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Kiểm toán:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • C01: Toán, Ngữ văn, Vật lý
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

4. Điểm chuẩn ngành Kiểm toán

Điểm chuẩn ngành học Kiểm toán của các trường đại học những năm gần đây dao động từ 15 – 18 điểm, tùy thuộc vào khối thi và kết quả xét tuyển THPT Quốc gia.

5. Các trường đào tạo ngành Kiểm toán

Để giúp các sĩ tử tìm được một ngôi trường phù hợp, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Kiểm toán theo từng khu vực.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
  • Đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Tài chính – Kế toán
  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Cơ hội việc làm ngành Kiểm toán

Ngành Kiểm toán hiện nay đang là một ngành học rất “hot” ở nước ta, bởi cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Sau khi ra trường, sinh viên ngành Kiểm toán dễ dàng xin việc tại các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước nếu đủ năng lực, kỹ năng nghề nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ làm các công việc chính của kiểm toán viên:

  • Lập kế hoạch kiểm toán: Trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán lên kế hoạch các công việc phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Xây dựng chương trình kiểm toán: xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.
  • Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…
  • Ghi chép các phát hiện, những nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán.
  • Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của đơn vị.

Với những công việc như trên, kiểm toán viên sẽ làm việc tại các vị trí:

  • Kiểm toán nội bộ: làm việc trong bộ phận kiểm toán trực thuộc một công ty, tổ chức, cơ quan…
  • Kiểm toán độc lập tại các công ty, văn phòng làm các dịch vụ, tư vấn về kiểm toán cho các công ty, doanh nghiệp cần đến hoạt động kiểm toán.
  • Cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là một tổ chức cơ quan hành chính tương đương Bộ có quyền kiểm soát các Bộ khác trong các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án vay nợ, sử dụng ngân sách nhà nước…

Học Kiểm toán với mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp

Học Kiểm toán với mức lương hấp dẫn sau khi tốt nghiệp

7. Mức lương ngành Kiểm toán

Góc sinh viên đã tốt nghiệp bật mí, hiện thu nhập bình quân của các nhân viên kiểm toán vào khoảng 8 triệu đồng/tháng đối với những người ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, năng lực và kinh nghiệm mà các công ty có thể trả mức lương cao hơn từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng.

8. Những tố chất cần có để trở thành Kiểm toán viên

Kiểm toán là nghề hấp dẫn nhưng cũng có những yêu cầu đặc trưng. Muốn biết mình có hợp với nghề này không, bạn hãy thử xem mình có những phẩm chất sau không nhé!

  • Tính độc lập: không bị phụ thuộc vào bất cứ khách hàng cũng như một số liệu tài chính nào;
  • Tính thận trọng: chỉ công bố điều gì khi có đủ bằng chứng;
  • Khả năng diễn đạt gãy gọn, khúc chiết;
  • Óc quan sát và tư duy phân tích cao;
  • Chăm chỉ học hỏi;
  • Giỏi tính toán, yêu thích những con số;
  • Khả năng chịu đựng áp lực công việc.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu được phần nào về ngành Kiểm toán và đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *