Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một ngành nghề không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay, nhất là lúc mà trái đất đang ngày một nóng lên, những hiện tượng thiên tai liên quan đến lửa liên tục nổ ra. Lúc này, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sẽ sẵn sàng phát huy hết năng lực chiến đấu của mình.
- Ngành quân sự cơ sở những điều cần biết
- Giới thiệu chuyên ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo
- Thông tin chi tiết ngành Khai thác vận tải
Ngành phòng cháy chữa cháy. Ảnh minh họa
Tìm hiểu ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
1. Thông tin về ngành PCCC và cứu nạn cứu hộ
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một trong những lĩnh vực đặc thù của hệ thống ngành nghề ở nước ta. Đây là ngành nghề với nhiệm vụ quan trọng, đào tạo ra những chiến sĩ PCCC có năng lực và chuyên môn để sẵn sàng đứng đầu chuyến tiến để chiến đấu với những trận lửa cháy, đảm bảo cuộc sống thanh bình cho nhân dân.
Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được phân chia thành nhiều chuyên ngành như Ngành Chỉ huy chữa cháy; Ngành Tổ chức cứu nạn cứu hộ; Ngành An toàn phòng cháy; Ngành Quản lý phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Ngành Chữa cháy; Ngành Cứu nạn cứu hộ; Ngành Phòng cháy; Ngành Kỹ thuật ô tô và máy bơm chữa cháy. Mỗi chuyên ngành sẽ mang một thế mạnh riêng, phục vụ tốt cho công tác PCCC.
Ngoài ra, các chiến sĩ PCCC và cứu nạn cứu hộ còn là những người trực tiếp hướng dẫn nhân dân những phương pháp ứng phó với lửa kịp thời khi có sự cố không may xảy ra, bảo vệ tính mạng và tài sản công dân.
2. Các khối thi vào ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Mã ngành: 7860113 – Đây là mã ngành có thể dùng để truy cập trên các website nhằm tìm thông tin tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng.
Các tổ hợp môn xét tuyển:
Tổ hợp môn xét tuyển:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
3. Điểm thi vào Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Năm 2020, điểm chuẩn xét vào PCCC và cứu nạn cứu hộ cụ thể như sau:
Phía Bắc
– Đối với Nam: 27.11 điểm
– Đối với Nữ: 28.39 điểm
Phía Nam
– Đối với Nam: 26.95 điểm
– Đối với Nữ: 27.65 điểm
4. Các trường đại học, cơ sở đào tạo Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Ở nước ta hiện nay, chỉ có trường Đại học Phòng Cháy Chữa Cháy đào tạo ngành học này. Sau khi trúng tuyển, người học có thể lựa chọn một trong các phân ngành như Chỉ huy chữa cháy, Tổ chức cứu nạn cứu hộ, An toàn phòng cháy, Quản lý phương tiện kỹ thuật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn cứu hộ, Kỹ thuật ô tô và máy bơm chữa cháy.
5. Tiềm năng công việc và cơ hội phát triển trong lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Sau khi tốt nghiệp, người học Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có thể đảm nhiệm các công việc liên quan đến chuyên môn như:
- Ở Bộ Công an có Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đăk Lăk, Bình Định, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên có Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (đôi khi được gọi là Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, ngang cấp với Công an cấp tỉnh/thành phố) trực tiếp quản lý các Phòng Cảnh sát PCCC quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Ở Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng cảnh sát phòng cháy,chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực tiếp quản lý các đội phòng cháy, chữa cháy khu vực.
6. Những kỹ năng cần thiết với ngành Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Với người học lĩnh vực PCCC và cứu nạn cứu hộ, người học cần sở hữu một số kỹ năng như:
- Có sức khỏe tốt;
- Khả năng ứng xử các tình huống chuyên nghiệp;
- Làm việc có kết hoạch và có hệ thống;
- Có khả năng làm việc độc lập tốt;
- Khả năng phán xét tình huống và xử lý nhanh nhẹn;
- Quan sát tốt, ứng biến nhanh;
- Tuân thủ những chỉ đạo của lãnh đạo;
- Đề cao tinh thần đồng đội;
- Sử dụng thành thạo các kỹ năng chuyên môn;
- Làm việc tập thể hiệu quả.
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp