Những ngày qua nhiều thí sinh đã rục rịch khăn gói lên Thành phố để nhập học Đại học cũng như chuẩn bị cho cuộc sống tân sinh viên. Thế nhưng, nhiều em đã bị “sốc” khi nhà trường thông báo về mức học phí tăng “chóng mặt” so với các năm trước.
Nhiều trường Đại học tăng học phí trong chớp nhoáng
Sinh viên nhập học Đại học “ngã ngửa” vì nhiều trường Đại học tăng học phí trong chớp nhoáng
Theo đó nhiều trường Đại học đã có dự định tăng học phí từ trước đó tuy nhiên trong đề án tuyển sinh vẫn có những chỗ mập mờ chưa rõ khiến thí sinh như bị úp sọt sau khi đăng ký và trúng tuyển vào trường mới ngã ngửa về mức học phí Đại học.
Cụ thể, 1 tuần qua các tân sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội hoang mang khi trên mạng xã hội chính thức của trường thông báo về “Đề án thí điểm mức thu học phí mới”. Cụ thể, đối với các sinh viên trúng tuyển, nộp hồ sơ nhập học sau ngày 4.7, trường sẽ áp dụng thu mức học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2017 – 2018 là 14 triệu đồng/sinh viên/năm – tăng gấp đôi so với năm trước.
Nhiều thí sinh tỏ ra hoang mang lo lắng rằng nếu theo học năm sau có tăng tiếp không và có cảm giác như thí sinh bị lừa ngoạn mục, bạn Thu Trang quê ở Nam Định chia sẻ:
“Nếu biết trước, em đã chọn đăng ký nguyện vọng ưu tiên vào Đại học Thương mại. Em thích trường này nhưng năm nay trường tăng học phí, nên chọn Đại học Công nghiệp vì nghĩ học phí thấp hơn. Ai ngờ lên nhập học mới biết học phí cũng tăng gấp đôi. Em thật sự bị sốc, vì nhà em cũng không khá giả. Tiền ăn, tiền trọ đắt đỏ, nay lại thêm gánh nặng học phí nữa”.
Tương tự như Thu Trang , bạn Nguyễn Thành Tuấn (Hưng Yên) chưa kịp vui mừng khi nhận giấy báo trúng tuyển Đại học, thì nghe tin năm học 2017-2018, Đại học Công nghiệp tăng học phí. Tuấn đang suy nghĩ có nên thực hiện nhập học hay không, vì lo chi phí đi học tốn kém, lại chưa biết ra trường có xin được việc và đang tính đi học Cao đẳng hoặc học nghề vừa cô hội việc làm cao lại vừa tiết kiệm học phí và thời gian học.
Xem thêm: Điểm cao không vào Đại học – lựa chọn học nghề vì dễ có việc làm
Ngoài Đại học Công nghiệp Hà Nội, thì hàng loạt trường khác cũng tiến hành tăng học phí khi được phê duyệt đề án tự chủ. Có điều, nhiều trường không thông báo trước cho người học về kế hoạch tự chủ của mình, khiến sinh viên “trở tay không kịp” và có cảm giác như bị úp sọt hoặc cú lừa ngoạn mục.
Cụ thể sinh viên của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng đang hoang mang vì từ năm 2018, học phí của trường sẽ tăng từ 2,5 – 4 lần, lên tới 4,4 triệu đồng/tháng với ngành bác sĩ đa khoa. Trước đó trong đề án tuyển sinh của trường này công bố đề án thông tin tuyển sinh trên web của Bộ GDĐT nhưng thông tin về học phí không đúng với quy chế.
Thay vì phải nêu rõ mức học phí dự kiến hoặc thông báo cho thí sinh biết trước trường này chỉ nói ngắn gọn thông tin: “Nhà trường sẽ công bố trên website sau khi được UBND TPHCM phê duyệt đề án tự chủ tài chính”. Không ít trường khác cũng như vậy. Nhiều sinh viên bày tỏ cảm giác như bị “lừa”, trong khi quy chế tuyển sinh yêu cầu phải công khai trong đề án tuyển sinh, thì các trường cứ úp mở.
Mức học phí cao cũng là một trong những rào cản, nỗi lo đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi theo học Đại học. Cũng chính vì nguyên nhân này mà nhiều thí sinh cân nhắc nhập học và thay đổi ý định theo học Cao đẳng với mức học phí thấp hơn và thời gian học ngắn hơn.
Được biết nguyên nhân tăng học phí là do các trường chủ trương xây dựng đề án tự chủ (không sử dụng ngân sách nhà nước) mà tự đào tạo và hoạch định thu chi và nâng cao chất lượng. Dự báo đến năm 2020 tất cả các trường sẽ phải tự chủ và điều đầu tiên các trường sẽ làm là nâng mức trần học phí lên để đảm bảo thu chi. Tuy nhiên với mức tăng đột ngột và lớn như vậy sẽ khiến nhiều sinh viên và thí sinh cân nhắc, nhất là những thí sinh từ nông thôn nếu muốn theo học Đại học.