Tất tần tật thông tin về ngành Khai thác thủy sản

Ngành Khai thác thủy sản là ngành học được quan tâm trong những năm gần đây. Vậy ngành Khai thác thủy sản là gì, cơ hội việc làm ra sao, trường nào có đào tạo ngành này?

Tất tần tật thông tin về ngành Khai thác thủy sản Tất tần tật thông tin về ngành Khai thác thủy sản

Cùng chuyên mục Thông tin ngành nghề tìm hiểu về ngành Khai thác thủy sản trong bài viết sau.

1.Ngành Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản (hay còn gọi là Đánh bắt thủy sản) là những hoạt động của con người, thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư háp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản.

Chương trình đào tạo ngành Khai thác thủy sản sẽ trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng về điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, thống kê nghề cá cũng như kỹ năng kiểm tra, giám sát an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên các vùng nước. Lập kế hoạch quản lý và giám sát hoạt động thủy sản, xây dựng các chính sách trong lĩnh vực quản lý thủy sản, quản lý tàu cá (quy hoạch, đăng ký, đăng kiểm tàu cá…); thanh tra thủy sản (kiểm ngư, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, ô nhiễm môi trường, vùng nuôi, dịch vụ và cơ sở hậu cần phục vụ nghề cá; bảo vệ nguồn lợi thủy sản); quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá; khuyến ngư, tư vấn dịch vụ nghề cá…

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ có khả năng vận dụng được các kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản và lý thuyết khai thác thủy sản để giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn, có kỹ năng quản lý và tổ chức sản xuất, thiết kế, chế tạo và tổ chức thí nghiệm ngư cụ. Người học cũng có thể nghiên cứu đánh giá, tổ chức thăm dò và dự báo khai thác thủy sản, có kỹ năng hàng hải và vận hành các hệ thống kỹ thuật trên tàu, hiểu biết về công tác an toàn sản xuất và tìm kiếm cứu nạn cũng như có kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

2.Chương trình đào tạo ngành Khai thác thủy sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khai thác thủy sản trong bảng dưới đây.

A KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
A.I Khoa học xã hội – nhân văn
AI.1 Các học phần bắt buộc
1 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 1
2 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lênin 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
5 Pháp luật đại cương
6 Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
A.I.2 Các học phần tự chọn
7 Tâm lý học đại cương
8 Logic học đại cương
9 Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
10 Nhập môn quản trị học
11 Nhập môn hành chính nhà nước
12 Kỹ thuật soạn thảo văn bản
13 Kinh tế học đại cương
14 Cơ sở văn hóa Việt Nam
A.II Toán, Khoa học tự nhiên và môi trường
A.II.1 Các học phần bắt buộc
15 Đại số tuyến tính
16 Giải tích
17 Lý thuyết xác suất và thống kê toán
18 Tin học cơ sở
19 TH tin học cơ sở
20 Sinh học đại cương
21 TH Sinh học đại cương
A.II.2 Các học phần tự chọn
22 Biến đổi khí hậu
23 Con ngưới và môi trường
24 Vật lý đại cương
25 TH Vật lý ĐC
26 Hóa học đại cương
27 TH Hóa học ĐC
A.III NGOẠI NGỮ
28 Anh văn A2.1
29 Anh văn A2.2
A.IV GD THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG AN
A.IV.1 Các học phần bắt buộc
30 Giáo dục thể chất 1: điền kinh
31 Giáo dục thể chất 2: bơi lội
32 Đường lối quân sự của ĐCS Việt Nam
33 Công tác quốc phòng – an ninh
34 Quân sự chung và chiến thuật, kỹ chiến thuật
35 Giáo dục thể chất 3 (Chọn 1 trong các HP: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật….)
B KIẾN THỨC GD CHUYÊN NGHIỆP
B.I Kiến thức cơ sở
B.I.1 Các học phần bắt buộc
36 Cơ học lý thuyết
37 Cơ học chất lỏng
38 Khí tượng – Hải dương
39 Kỹ thuật điện – điện tử
40 Máy điện hàng hải
41 Hàng hải cơ bản cho nghề cá
42 Ngư trường – Nguồn lợi thủy sản
43 Pháp luật hàng hải và nghề cá
44 Máy khai thác
45 Công nghệ chế tạo ngư cụ
46 An toàn tàu cá
47 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong KTTS
B.I.2 Các học phần tự chọn
48 Sinh thái học cá biển
49 Địa lý kinh tế nghề cá
50 Tàu cá và thiết bị động lực
51 Đánh giá trữ lượng đàn cá khai thác
52 Kinh tế và quản lý nghề cá
53 Hải dương học nghề cá
B.II Kiến thức chuyên ngành
B.II.1 Các học phần bắt buộc
54 Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ
55 Điều động tàu và tránh va
56 Thực hành mô phỏng khai thác – hàng hải
57 Thực hành chế tạo ngư cụ
58 Khai thác thủy sản 1
59 ĐA thiết kế lưới vây
60 Khai thác thủy sản 2
61 ĐA thiết kế lưới kéo
62 Ứng dụng công nghệ thông tin trong KTTS
63 Quản lý khai thác thủy sản
64 Nghề cá bền vững
65 Thực tập chuyên ngành 1 (5 tuần)
66 Thực tập chuyên ngành 2 (5 tuần)
B.II.2 Các học phần tự chọn
67 Quản lý cảng cá
68 Khuyến ngư
69 Nghề cá nội địa
70 Bảo quản sản phẩm trên tàu
71 Thủy nghiệp và thông hiệu hàng hải
72 Xếp dỡ hàng hóa trên tàu
73 Truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác TS
B.II.3 Đồ án tốt nghiệp/Học phần thay thế
74 Đồ án tốt nghiệp (16 tuần)
Học phần thay thế
Các học phần bắt buộc
75 Chuyên đề tốt nghiệp (8 tuần)
Các học phần tự chọn
76 Đăng kiểm và quản lý tàu cá
77 Thanh tra thủy sản và nghiệp vụ kiểm ngư
78 Thích ứng với biến đổi khí hậu trong KTTS
79 Theo dõi-Kiểm tra – Giám sát nghề cá (MCS)

Theo Đại học Nha Trang

3.Các khối thi vào ngành Khai thác thủy sản 

– Mã ngành: 7620304

– Ngành Khai thác thủy sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Lý – Hóa học

A01: Toán – Lý – Tiếng Anh

B00: Toán – Hóa – Sinh học

D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh

4.Điểm chuẩn ngành Khai thác thủy sản 

Điểm chuẩn của ngành Khai thác thủy sản dao động trong khoảng 14 – 16 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

Tìm hiểu về ngành Khai thác thủy sản

Tìm hiểu về ngành Khai thác thủy sản

5.Các trường đào tạo ngành Khai thác thủy sản

Hiện nay, chỉ có một trường đào tạo ngành học này là Đại học Nha Trang, bạn có thể tham khảo thêm thông tin ngành học tại cổng thông tin trực tuyến của trường.

6.Cơ hội việc làm ngành Khai thác thủy sản

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khai thác thủy sản, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại một số đơn vị sau:

  • Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Vụ Khai thác Thuỷ sản và Vụ Bảo tồn và Phát triển NL Thuỷ sản;
  • Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;
  • Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản;
  • Các phòng: Nông nghiệp và PT Nông thôn, kinh tế;
  • Cảng vụ hàng hải, cảng biển, cảng cá;
  • Các công ty: Sản xuất và kinh doanh ngư cụ, xuất và nhập khẩu thủy sản, máy khai thác, thiết bị điện tử hàng hải và tàu cá, hoa tiêu, bảo hiểm, vận tải biển…
  • Các trung tâm: Tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khuyến nông (khuyến ngư), quản lý khai thác các công trình thủy sản, đăng kiểm tàu cá;
  • Các trường cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thủy/hải sản.

7.Mức lương của ngành Khai thác thủy sản

Ngành Khai thác thủy sản có mức lương cạnh tranh tùy từng vị trí làm việc. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 6 – 10 triệu/ tháng.

8.Những tố chất phù hợp với ngành Khai thác thủy sản

Để có thể theo học ngành Khai thác thủy sản, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển)
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý
  • Có khả năng chịu áp lực công việc

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Khai thác thủy sản, hy vọng đã đem đến tin tức hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *