Những khó khăn thường gặp của sinh viên năm nhất

Vào ngưỡng cửa Cao đẳng hay Đại học, tân sinh viên sẽ bắt đầu vào một hành trình mới với cuộc sống tự lập, đây như một bước ngoặt lớn để các bạn tiếp xúc với thế giới bên ngoài với không ít những khó khăn và trở ngại.

Những khó khăn thường gặp của sinh viên năm nhất

Những khó khăn thường gặp của sinh viên năm nhất

Khả năng kiểm soát tài chính

Đây là vấn đề đầu tiên mà hầu hết những bạn sinh viên năm nhất đều gặp phải. Lạ nước, lạ cái nên tân sinh viên nào cũng có tâm lý phải cất tiền cho kĩ, mất tiền coi như “sống không được, mà chết cũng chẳng xong”.

Về vấn đề này, bạn Hồng Hạnh ( sinh viên năm 3 khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) chia sẻ: Bên cạnh việc chú ý cất tiền, tân sinh viên còn gặp phải khó khăn trong việc cân đo đong đếm những khoản chi tiêy trong tháng. Đối với một số bạn sinh viên thì lần đầu cầm nhiều tiền thế, cứ thiếu gì thì cứ mua đại, không tính toán gì hết . Đây là lý do không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng “ăn xả láng”, cuối tháng thì không có tiền để ăn.

Vấn đề chổ ở

Nhà ở cũng là một vấn đề gây khó khăn cho những tân sinh viên. Bạn có thể ở ký túc xá hoặc thuê trọ bên ngoài. Tuy nhiên, đôi khi việc tìm cho mình một nơi ở phù hợp không thật sự dễ dàng. Bạn phải xem xét những yếu tố như: khoảng cách, mức giá thuê, cơ sở vật chất, bạn cùng phòng… Thậm chí khi bạn tìm thấy một nơi mình ưng ý, nhưng sau khi ở một thời gian lại phải rời đi bởi nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan.

Nhìn chung, sinh viên sẽ phải đối mặt với vấn đề nhà ở bất cứ lúc nào, do vậy nếu có thể, hãy huy động sự giúp đỡ của những người xung quanh để tìm cho mình một chỗ ở phù hợp và cố định.

Điều chỉnh và thích nghi cuộc sống mới

Theo chia sẻ của dược sĩ Thanh Long giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho hay, năm đầu tiên tại trường cao đẳng/đại học luôn luôn khó khăn với mỗi sinh viên vì sẽ có một số thay đổi trong cuộc sống cũng như học tập. Cũng có những trường hợp bạn sẽ cảm thấy những “cú sốc văn hóa” vì sự khác nhau giữa môi trường trung học và đại học.

Tân sinh viên cần phải tập thích nghi với môi trường mới

Tân sinh viên cần phải tập thích nghi với môi trường mới

Thế nhưng, đừng nên quá lo lắng về điều này. Chỉ một thời gian ngắn bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi này. Điều quan trọng là bạn cần dành thời gian để tìm hiểu cuộc sống mới và thích nghi với những thay đổi và có sự điều chỉnh tích cực về bản thân cũng như cách thức học tập phù hợp.

Có trách nhiệm với sự tự lập

Sống tự lập có rất nhiều vấn đề cần phải cân nhắc và tự giải quyết như làm thêm, trả hóa đơn, chi tiêu hàng tháng, mua sắm, nấu ăn, làm công việc vặt nhà bếp… hay thích nghi với cuộc sống chung với một người bạn xa lạ. Với những điều này, để hoàn thiện bạn cần bỏ ra thời gian và công sức, nhưng càng sớm bắt đầu, bạn càng có nhiều thành công trong học tập, nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.

Bạn nên tạo cho mình thói quen làm việc kỉ luật và tự giác vì khi đại học, cha mẹ sẽ không ở đó để giám sát, đốc thúc bạn. Và giảng viên cũng sẽ không sát sao được việc bạn có đến lớp hay không? Tất cả đều do bạn chọn lựa và chịu trách nhiệm.

Những người bạn mới

Sinh viên năm nhất và những người bạn ở môi trường mới

Sinh viên năm nhất và những người bạn ở môi trường mới

Khi bước chân vào một môi trường mới với những sinh viên đến từ mọi miền đất nước, bạn cảm thấy rất khó để có thể kết bạn? Thực tế không phải vậy, bạn có thể tìm kiếm cho mình những người bạn mới thông qua các lớp học, các CLB… Quan trọng là đừng bao giờ giữ suy nghĩ “tình bạn đại học không bền như thời trung học”.

Mong rằng qua những chia sẻ tại bài viết này từ mục Góc Sinh Viên sẽ phần nào giúp các bạn tân sinh viên chuẩn bị tâm lý tốt để có thể học tập thật tốt và vượt qua những khó khăn ấy khi xa nhà nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *