Quản lý đất đai là ngành học có sức hút mạnh mẽ với nhiều thí sinh. Vậy theo học ngành này có khó không và có những ngôi trường nào đào tạo ngành này?
- Ngành Công nghệ vật liệu dệt may cơ hội việc làm như thế nào?
- Thông tin về ngành Công nghệ da giày
- Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước là gì? Cơ hội việc làm có tốt?
Tìm hiểu về ngành quản lý đất đai
1. Tìm hiểu về ngành Quản lý đất đai
- Ngành Quản lý đất đai (tiếng Anh là Land Management) là ngành đào tạo về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Mục tiêu của ngành này là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để có thể quản lý được đất đai.
- Theo học ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn như:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất.
- Hiểu được các quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập nên các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.
- Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
- Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.
- Các môn học chuyên ngành như Đại cương về quản lý nhà nước, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường, Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất…cùng với những kiến thức thực tế, được thực hành thực tế, học các kỹ năng mềm nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc sau này.
2. Các khối thi vào ngành Quản lý đất đai
– Mã ngành: 7850103
– Các tổ hợp môn xét tuyển:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- D01: Toán, Văn, Anh
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai
Điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai trong những năm gần đây có khá nhiều sự thay đổi. Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tuyển sinh của từng năm học và từng trường. Trong năm 2018, Quản lý đất đai có điểm chuẩn trong khoảng từ 13 đến 20,5 điểm.
Thí sinh tìm hiểu về điểm chuẩn ngành Quản lý đất đai
4.Các trường đào tạo ngành Quản lý đất đai
Hiện nay, có nhiều trường đại học đào tạo ngành nghề Quản lý đất đai trên khắp cả nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thí sinh có thể chọn trường và phù hợp với khu vực mình sinh sống. Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Quản lý đất đai:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Nông lâm Bắc Giang
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thành Tây
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Nông lâm TP. HCM – Phân hiệu tại Gia Lai
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
- Đại học Vinh
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Tây Đô
5. Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai
Khi học ngành Quản lý đất đai, bạn có thể làm được ở rất nhiều lĩnh vực. Đó cũng là lý do để ngành này trở nên thu hút thí sinh và phụ huynh theo học bởi cơ hội việc làm rất nhiều. Bạn có thể làm tại:
- Bộ tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp thành phố, Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, cán bộ địa chính cấp phường.
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành học Quản lý đất đai…
- Các cơ quan chuyên ngành: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
- Bạn có thể làm tại các công ty bất động sản, môi giới, định giá;
- Công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch;
- Quản lý hồ sơ nhà đất, địa chính, cấp gcn, công ty tư nhân thì làm công tác đo vẽ;
- Trung tâm kinh doanh địa ốc; Ban quản lý các dự án có liên quan đến sử dụng đất…
6. Mức lương ngành Quản lý đất đai
Ngành Quản lý đất đai là ngành học có được nhiều chỗ đứng trong xã hội. Khi tốt nghiệp ngành này, với một sinh viên mới ra trường, bạn có thể nhận mức lương từ 5 đến 7 triệu. Ngoài ra, tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc của bản thân mà mức lương của bạn sẽ được tăng lên dần qua các thời kỳ.
7.Những tố chất phù hợp với ngành Quản lý đất đai
Để học làm việc và thành công trong ngành Quản lý đất đai bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:
- Có kỹ năng lập kế hoạch;
- Kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Tạo lập được mối quan hệ;
- Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết trình tốt;
- Biết học và tự học, học hỏi những người đồng nghiệp đi trước;
- Có tầm nhìn xa trông rộng;
- Có sự tự tin và năng động;
- Biết chấp nhận thử thách và tìm tòi;
- Có tính kiên trì, nhẫn nại;
- Nắm vững được chuyên môn, biết đo đạc hợp lý.
Với những thông tin bài viết chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý đất đai, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số.
Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.