Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học đề xuất một số nội dung trong đó có một nội dung đáng chú ý các trường đại học tự quyết định mức học phí.
- 10 lỗi học sinh 2k thường gặp khi làm bài thi…
- Cẩn trọng đi học nước ngoài bằng cấp không được Việt…
- Cẩn trọng đi học nước ngoài bằng cấp không được Việt…
Học phí năm 2018 sẽ tăng cao nếu các trường Đại học tự chủ
Chỉ sau 5 năm triển khai thực hiện, dự kiến sẽ có đến khoảng một nửa số điều trong Luật Giáo dục đại học cần được sửa đổi theo tinh thần tiếp nhận các ý kiến đóng góp rộng rãi từ xã hội.
Học phí năm 2018 sẽ tăng cao nếu các trường Đại học tự chủ
Sau khi Bộ GD – ĐT trình dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục Đại học thì Quốc hội sẽ xem xét tiến hành thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vào năm 2018. Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục Đại học sẽ được quyền quyết định học phí đào tạo, đảm bảo tương xứng với chất lượng đào tạo và theo quy định của Chính phủ về giá dịch vụ đào tạo. Giá dịch vụ đào tạo của từng trường phải được công bố công khai cho từng năm học, khóa học đi kèm với thông tin tuyển sinh.
Trong khi đó, theo Luật Giáo dục Đại học 2012 quy định: “Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng mức học phí, lệ phí tuyển sinh, khung học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở Giáo dục Đại học công lập”
“Cơ sở GD ĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định”.
Quy định đối với các cơ sở Giáo dục Đại học tự chủ
Về quy định đối với việc quản lý tài chính của cơ sở Giáo dục Đại học, dự thảo quy định cơ sở Giáo dục Đại học công lập thuộc loại tự chủ chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc loại tự chủ chi thường xuyên, có nghị quyết thông qua chủ trương của hội đồng trường được sử dụng nguồn tài chính trong việc quyết định các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu hợp pháp của cơ sở Giáo dục Đại học và các nguồn hợp pháp khác do cơ sở Giáo dục Đại học tự huy động, Quyết định việc sử dụng vốn, tài sản và giá trị thương hiệu của nhà trường để liên kết với các tổ chức và cá nhân thực hiện đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, tài sản nhà Nước, Quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi cho hoạt động chuyên môn, chi quản lý và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở Giáo dục Đại học.
“Tất nhiên, một hệ quả chắc chắn sẽ xảy ra đó chính là các trường sẽ “tự động” tăng học phí để phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các loại hình đào tạo, bậc đào tạo”, đó là ý kiến của thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng y Dược Pasteur cho biết.
Quy định đối với các cơ sở Giáo dục Đại học tự chủ
Về hoạt động đào tạo, dự thảo quy định mở ngành đào tạo theo hướng làm rõ quyền được tự chủ mở ngành và các cơ sở Giáo dục Đại học được mở ngành khi đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng như được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục Đại học, có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành của hội đồng trường, hội đồng quản trị và đáp ứng các điều kiện mở ngành theo quy định được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ Đại học, trình độ thạc sĩ, trừ nhóm ngành sức khỏe, an ninh quốc phòng.
Về chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với các điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác.
Bên cạnh đó, các cơ sở Giáo dục Đại học tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của cơ sở Giáo dục Đại học, đảm bảo chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Nguồn: thptquocgia.org