Giới thiệu ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Trong bài viết sau đây, các chuyên gia sẽ giới thiệu đến bạn đọc thông tin chi tiết về ngành Kỹ thuật cơ điện tử. Giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành nghề đặc biệt là các bạn thí sinh THPT quốc gia 2021.

Giới thiệu ngành Kỹ thuật cơ điện tử

1. Kỹ thuật cơ điện tử là ngành nghề như thế nào?

  • Ngành Kỹ thuật cơ điện tử (một số trường đại học có tên là Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử) là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính; nhằm mục đích phát triển tối đa tư duy hệ thống trong việc thiết kế và phát triển, tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là một sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử.
  • Ngành này cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, không những sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Giúp tăng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thiểu lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
  • Chương trình đào tạo  ngành Kỹ thuật cơ điện tử trang bị cho sinh viên kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; cùng những kiến thức về cảm biến, Robot. Môn học tiêu biểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử gồm: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi.
  • Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng: kỹ năng tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian và được tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành thường xuyên tại các doanh nghiệp, hệ thống trung tâm thực hành hiện đại. Giúp phát huy tối đa những tố chất, khả năng mà một người Kỹ sư cơ điện tử cần phải có.

2. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử trong bảng dưới đây.

I KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
  Khối kiến thức bắt buộc
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 1
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MLN 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đường lối cách mạng của ĐCSVN
5 Đại số tuyến tính
6 Giải tích 1
7 Giải tích 2
8 Elementary
9 Pre-Intermediate 2
10 Intermediate 1
11 Vật lý 1
12 Vật lý 2
13 Giáo dục thể chất 1
14 Giáo dục thể chất 2
15 Giáo dục thể chất 3
16 Hóa đại cương
17 Giáo dục quốc phòng
18 Quản trị doanh nghiệp CN
19 Pháp luật đại cương
20 Khối kiến thức tự chọn VH-XH-MT (chọn 1 trong 2 học phần)
20.1 Môi trường và Con người
20.2 Logic
II. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
II.1 Khối kiến thức cơ sở
21 Đại cương về kỹ thuật
22 Vẽ kỹ thuật
23 Cơ kỹ thuật 1
24 Các quá trình gia công
25 Cơ học Chất lỏng
26 Vẽ kỹ thuật cơ khí
27 Cơ điện tử
28 Cơ kỹ thuật 2
29 Nhiệt Động lực học
30 Cơ học vật liệu
31 Nguyên lý máy
32 Dung sai và đo lường
33 Chi tiết máy
34 Robot công nghiệp
35 Đồ án thiết kế Robot Công nghiệp
36 Kỹ thuật điện tử tương tự
37 Kỹ thuật điện tử số
38 Điều khiển chuyển động
39 Lập trình trong kỹ thuật
40 Vi xử lý – Vi điều khiển
41 Kỹ thuật đo lường 1
42 Kỹ thuật điện đại cương
43 Lý thuyết điều khiển tự động
44 Cơ sở Truyền động điện
45 Thí nghiệm cơ sở Cơ điện tử
46 Thực tập công nghệ
47 Thực tập công nhân Cơ điện tử
II.2 Khối kiến thức riêng chuyên ngành Cơ Điện tử
48 Thí nghiệm hệ thống điều khiển
49 Hệ thống điều khiển số
50 Hệ thống điều khiển lập trình
51 Mô hình hóa các hệ thống động lực
52 Sensor và cơ cấu chấp hành
53 Các hệ thống đo cơ điện tử
54 Đồ án Hệ thống đo cơ điện tử
55 Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử
56 Thiết kế hệ thống cơ điện tử
57 Tự chọn kỹ thuật 1 (chọn 1 trong 3 học phần)
57.1 Lý thuyết điều khiển nâng cao
57.2 Thiết bị điện tử dân dụng
57.3 Kỹ thuật điều khiển robot
58 TTTN chuyên ngành Cơ điện tử
59 Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tửhoặc tự chọn kỹ thuật 2 ( chọn 2 trong 4 học phần)
59.1 Trang bị điện trên máy công cụ
59.2 Tự động hóa truyền động thủy khí
59.3 PP và tiến trình thiết kế
59.4 Các ứng dụng của CAD

Theo Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

3. Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử thi khối nào?

– Mã ngành nghề: 7520114 (ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử tại một số  trường đại học có ngành là 7510203).

– Ngành Kỹ thuật Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

4. Học Kỹ thuật cơ điện tử lấy bao nhiêu điểm

  • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử xét tuyển theo học bạ trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Nha Trang, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Công nghệ Sài Gòn là 18 -21 điểm (Khối thi A00, A01, B00, C01, D07).
  • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018 trung bình từ 14.00 – 20.75 điểm (Khối thi A00, A01, B00, D01).
  • Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử thấp nhất là 13.00 điểm trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Phạm Văn Đồng.

Giới thiệu ngành Kỹ thuật cơ điện tử học ở đâu?

5. Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ở đâu?

Hiện ở nước ta có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử (ở một số trường là ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử), nếu bạn có mong muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Phạm Văn Đồng

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

6. Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ điện tử có thể đảm đương các nhiệm vụ về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, duy tu bảo trì tại khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, các công ty chuyên thiết kế sản xuất thiết bị linh kiện tự và các nhà máy sử dụng thiết bị tự động để sản xuất hàng tiêu dùng. Cụ thể các vị trí công việc sau:

  • Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
  • Quản lý sản xuất bảo trì, duy tu sản phẩm tại các doanh nghiệp nước ngoài.
  • Cán bộ kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón.
  • Cán bộ quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
  • Cán bộ kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
  • Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.

7. Thu nhập của người làm Kỹ thuật cơ điện tử 

Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Kỹ thuật cơ điện tử

8. Ai phù hợp với ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Để học tập và thành công trong ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

  • Đam mê nghề cơ điện tử và công nghệ;
  • Am hiểu các kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí;
  • Kiến thức về công nghệ thông tin;
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp;
  • Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tốt.

Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Kỹ thuật cơ điện tử, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn ngành học này và có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *