Cách xây dựng và quản lý thời gian cho sinh viên hiệu quả

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, sinh viên được trang bị rất nhiều kĩ năng nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi và phát triển của chương trình giáo dục và đào tạo. Trong đó kĩ năng quản lí thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng.

Cách xây dựng và quản lý thời gian cho sinh viên hiệu quả

Xây dựng kĩ năng quản lí thời gian cho sinh viên

Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian không có nghĩa luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết.

Kĩ năng quản lí thời gian có thể hiểu là khả năng, năng lực phân bổ, sắp xếp, hoạch định quĩ thời gian mình có một cách khoa học, hiệu quả đáp ứng mục tiêu đề ra. Kĩ năng quản lí thời gian của sinh viên được hình thành trên cơ sở các kĩ năng như: kĩ năng phân bổ nguồn lực thời gian; kĩ năng lập kế hoạch; kĩ năng kiểm soát nguồn lực thời gian.

Kĩ năng phân bổ nguồn lực thời gian

Kĩ năng phân bổ nguồn lực thời gian là khả năng hoạch định được quĩ thời gian mình có, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của bản thân nhằm tận dụng triệt để chúng, mang lại kết quả tối ưu. Đối với sinh viên, quĩ thời gian được phân chia cho các hoạt động như hoạt động học tập; hoạt động ngoại khóa; hoạt động giải trí; hoạt động làm thêm. Cần xác định đúng đắn các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bản thân, sinh viên sẽ chủ động trong việc phân bổ nguồn lực thời gian một cách triệt để và tối ưu.

  • Học tập là hoạt động quan trọng nhất và chiếm phần lớn thời gian của sinh viên. Đó là thời gian học trên lớp và thời gian tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Sinh viên dựa vào kế hoạch đào tạo các học phần có thể ước lượng được thời gian phải bỏ ra cho hoạt động này một cách cụ thể, chính xác để tránh tiêu phí thời gian vô ích. Thời gian học tập trên lớp: đây là thời gian bắt buộc sinh viên phải tham gia, theo thời khóa biểu quy định của Nhà trường. Thời gian này cần ưu tiên trước nhất để đảm bảo cho sinh viên tích lũy đủ lượng kiến thức phục vụ cho các kì thi. Đừng vì những hoạt động khác mà nghỉ học trên lớp dẫn đến kết quả thi kém, hoặc thi rớt buộc phải học lại, thi lại làm lãng phí nguồn thời gian quí giá của bản thân.
  • Ngoài thời gian học tập, sinh viên cần dành nhiều thời gian để tham gia vào những hoạt động tập thể mang tính cộng đồng, xã hội, gắn với mục đích giáo dục, giúp rèn luyện toàn diện các kĩ năng sống. Các hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên bao gồm các hoạt động chính trị-xã hội, các hoạt động văn hóa-văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao. Tham gia các hoạt động này là nhiệm vụ vì thế sinh viên phải sắp xếp nguồn thời gian. Tuy nhiên cần cân nhắc dành thời gian ưu tiên cho các hoạt động trọng tâm do khoa, trường tổ chức, tránh sa đà vào các hoạt động tự do bên ngoài nhà trường làm tiêu phí quĩ thời gian cá nhân.
  • Sinh viên dành thời gian đi làm thêm để tăng thu nhập hoặc tìm kiếm kinh nghiệm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai. Cần xác định nhiệm vụ chính của sinh viên vẫn là học tập. Hoạt động làm thêm để tăng thu nhập chỉ nên dành một lượng thời gian nhất định trong tuần. Nếu sinh viên không cân đối thời gian sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động học tập.

Kĩ năng kiểm soát nguồn lực thời gian

Theo nhiều chia sẻ trên nhóm góc sinh viên được biết, để quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên cần phải kiểm tra quá trình tiến hành các hoạt động của mình bằng nhiều hình thức, sử dụng các công cụ quản lý thời gian để hỗ trợ.

  • Đơn giản nhất là dùng một cuốn sổ tay liệt kê các việc phải thực hiện tương ứng với khoảng thời gian nhất định đã đề ra. Buổi tối sinh viên dành ra 5 phút để kiểm tra lại, đánh dấu vào các việc đã làm được và chưa làm được. Sau đó bổ sung những việc chưa làm được vào kế hoạch ngày hôm sau.
  • Một cuốn lịch để bàn cũng sẽ rất hữu hiệu trong việc nhắc lịch cho sinh viên. Trên cuốn lịch, sinh viên có thể ghi các việc cần thực hiện tương ứng với các ngày trong tuần. Những sự kiện quan trọng cần đánh dấu để nhắc nhớ bản thân. Cuối ngày, sinh viên chỉ cần mang lịch ra đối chiếu, đánh dấu các việc đã làm và ghi chú lại các việc chưa thực hiện được để bổ sung vào lịch ngày hôm sau.
  • Việc tiếp cận với các công nghệ tiên tiến cũng có thể giúp sinh viên ứng dụng rất hiệu quả vào việc kiểm soát nguồn lực thời gian. Các phần mềm xây dựng thời gian biểu như Google Calendar, Outlook có thể giúp lên lịch công việc và sự kiện một cách dễ dàng và sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, ipad… để nhắc nhở trước khi sự kiện diễn ra.

Kĩ năng kiểm soát nguồn lực thời gian

Hình thành thói quen tích cực

Ý thức dẫn dắt hành động, thói quen tích cực dẫn lối thành công. Muốn xây dựng được kĩ năng quản lí thời gian, sinh viên cần hình thành các thói quen tích cực. Nếu không, việc phân bổ nguồn lực thời gian hay việc lập kế hoạch hoạt động cũng chỉ vô ích, không áp dụng được vào thực tế. Các thói quen tích cực sinh viên cần rèn luyện bao gồm:

  • Xác định các mục tiêu của bản thân.
  • Tạo thói quen lập kế hoạch công việc và cam kết thực hiện
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc
  • Ước lượng thời gian cho từng công việc
  • Tập trung cao độ khi làm việc, tránh các tác nhân làm xao nhãng
  • Thực hiện phương châm “giờ nào việc nấy”
  • Đưa ra thời hạn hoàn thành cho từng công việc (deadline)
  • Tận dụng mạng xã hội cho công việc
  • Tạo thói quen kiểm tra các công việc đã thực hiện

Kĩ năng quản lí thời gian bao gồm kỹ năng phân bổ nguồn lực thời gian, kĩ năng xây dựng kế hoạch, và kĩ năng kiểm soát nguồn lực thời gian. Đồng thời bài viết cũng giới thiệu các thói quen tích cực giúp sinh viên rèn luyện để đạt kết quả cao trong việc xây dựng kĩ năng quản lí thời gian của bản thân một cách hiệu quả.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *