Bộ Giáo dục yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi THPT Quốc gia 2016. Các địa phương cần quán triệt đầy đủ các quy chế thi THPT Quốc gia, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.
- Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2016 tại TPHCM giảm mạnh?
- Tổng số dự thi THPT Quốc gia tại Hà Nội 76.140 thí sinh?
Bộ Giáo dục yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho kì thi THPT Quốc gia 2016
Bộ Giáo dục yêu cầu các địa phương chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 trên cơ sở phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những mặt hạn chế trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.
Theo kế hoạch, Kỳ thi năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 1-4/7/2016 tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi có kết quả của kỳ thi, các trường ĐH, CĐ thực hiện công tác tuyển sinh đến ngày 15/11/2016.
Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 14/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, chủ trì chỉ đạo tổ chức Kỳ thi ở địa phương như sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, thành phố để chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, chính quyền các cấp phối hợp với ngành Giáo dục chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi. Trong đó lưu ý đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các quy chế thi và tuyển sinh hiện hành, nhất là các quy định mới trong tổ chức thi THPT quốc gia, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2016.
Xây dựng và triển khai phương án tổ chức Kỳ thi tại địa phương đảm bảo tổ chức thi và tuyển sinh năm 2016 an toàn, trung thực, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh; có phương án dự phòng để xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra.
Chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp giữa trường ĐH chủ trì cụm thi với Sở GD-ĐT và với các trường ĐH, CĐ tham gia tổ chức Kỳ thi trong việc tổ chức cụm thi đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả.
Cụ thể, các địa phương chỉ đạo Sở GD-ĐT địa phương ưu tiên cử cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo tại Hội đồng thi của cụm thi ĐH theo đề nghị của trường ĐH chủ trì cụm thi; bố trí địa điểm thi của Hội đồng thi cụm thi tốt nghiệp (nếu có) tại các trường hoặc liên trường phổ thông, đảm bảo thuận lợi nhất cho việc dự thi của thí sinh; tập huấn đầy đủ nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi và quán triệt tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia; hướng dẫn và hỗ trợ để thí sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển thuận lợi.
Các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc phạm vi quản lý giúp đỡ, hỗ trợ để Hội đồng thi của cụm thi ĐH trên địa bàn sử dụng cơ sở vật chất và huy động nhân lực phục vụ tổ chức thi, đảm bảo giảm tối đa chi phí của Hội đồng thi; bố trí kinh phí để bảo đảm tổ chức thi cho thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT tại các cum thi; Chỉ đạo các sở ban, ngành, đoàn thể có liên quan và chính quyền các cấp phối hợp, hỗ trợ tổ chức Kỳ thi. Trong đó, chú trọng công tác vận chuyển, bảo quản đề thi và đảm bảo an toàn cho cán bộ của các trường ĐH, CĐ tham gia tổ chức thi tại địa phương; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc; cung cấp điện, nước ổn định.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các điểm thi của các hội đồng thi trong những ngày tổ chức thi phải được thực hiện nghiêm túc; bố trí địa điểm ăn nghỉ hợp lý cho thí sinh và người thân của thí sinh ở xa về dự thi theo hướng tăng cường huy động chỗ nghỉ trọ trong khu dân cư, chỗ trọ giá rẻ hoặc miễn phí, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh dự thi.
Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại tỉnh.
Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, phối hợp chỉ đạo sát sao để Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được tổ chức an toàn, trung thực, khách quan và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
Trích nguồn : Thông tin tuyển sinh