Dự thảo chương trình Ngữ văn mới ở cấp THPT sẽ có 6 tác phẩm được dạy bắt buộc, điều này khiến cho các giáo viên tỏ ra tự hào nhưng cũng lắm nỗi băn khoăn.
- “Mòn mỏi” chờ đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018
- Thi vào lớp 10 sẽ không được cộng điểm khuyến khích
- Ra hướng dẫn các trường tuyển sinh lớp 10
Tin vui: Ngữ Văn THPT chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc
Tin vui: Ngữ Văn THPT chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc
Trang thông tin tuyển sinh mới nhất cho biết, 6 tác phẩm đưa vào chương trình ngữ văn cấp THPT mang tính bắt buộc gồm: bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập.
Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là môn Ngữ Văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học. Chương trình Ngữ văn mới xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp… Các bộ sách đều phải hướng đến việc thông qua ngữ liệu để phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định: Đó là hướng đi mới, khắc phục được tình trạng học vẹt, học theo văn mẫu, chú trọng phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng tạo lập, thực hành và vận dụng văn bản.
Một số ý kiến khác lại cho rằng chương trình ngữ văn một quốc gia thường phản ánh khá chính xác gương mặt tinh thần, chiều sâu và đẳng cấp văn hóa của quốc gia đó. Quan sát 6 tác phẩm bắt buộc trong Dự thảo chương trình Ngữ văn mới, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối? “Cả 6 tác phẩm bắt buộc đều gắn với lịch sử là rất tốt. Nhưng đứng về mặt thể loại thì hình như còn khuyết thiếu, chỉ mới thấy thơ Đường luật, hịch, cáo, văn tế, văn chính luận… Vậy còn các thể loại khác thì sao?”
Các yêu cầu cần đạt của một lớp học đạt chuẩn
Các yêu cầu cần đạt của một lớp học đạt chuẩn
Trong mỗi lớp, mỗi chương trình học cần tập trung vào 4 kỹ năng lớn là nghe, nói, đọc, viết.
Đọc bao gồm yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản, trong đó có cả đọc thẩm mỹ, cảm thụ, thưởng thức và phân tích, đánh giá và hiểu chính mình, tránh tình trạng đọc nhưng không hiểu nội dung của vấn đề.
Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn.
Nói và nghe dựa trên căn cứ của đọc và viết, từ đó luyện tập cho học sinh trình bày trước đám đông tự tin, hiệu quả, thuyết phục, từ nói đúng đến nói trúng và nói hay.
Ngoài các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy cơ bản, cốt lõi, thống nhất bắt buộc đối với học sinh toàn quốc cấp trung học phổ thông, chương trình còn nêu lên nội dung một số chuyên đề tự chọn khoảng 35 tiết/lớp/năm, để nhằm đáp ứng yêu cầu cho những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn.
Nguồn: thptquocgia.org