Không nên thay đổi kỳ thi thpt quốc gia trong năm 2018

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về việc điều chỉnh thay đổi kỳ thi thpt quốc gia theo hướng thích hợp hơn từ phía các trường Đại học và các Sở. Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng không nên thay đổi trong năm 2018. 

Bộ đang lấy ý kiến về kỳ thi thpt quốc gia năm 2017 

Không nên thay đổi kỳ thi thpt quốc gia trong năm 2018 

Trong dự thảo thi kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 có đề xuất cách tính điểm bài thi tổ hợp với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi, không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017. Nhiều trường đại học cho rằng nên giữ ổn định phương án tính điểm như năm 2017 để tạo thuận lợi cho thí sinh.

Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến phương án tổ chức thi năm 2018 về cơ bản vẫn như năm 2017, sẽ có 3 bài thi độc lập (gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng có thể chọn bài thi độc lập, hoặc bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào nhóm ngành theo quy định của các trường đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các hiệu trưởng cho ý kiến về việc tổ chức bài thi tổ hợp, chọn một trong hai phương án.

Phương án 1: Giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (giống như năm 2017).

Phương án 2: Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).

Nếu theo phương án 2, các trường có thể chọn 2 hoặc 3 bài thi trong số các bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển (trong đó bắt buộc phải có một bài thi Ngữ văn hoặc Toán); hoặc một bài thi Ngữ văn hoặc Toán và 1 hoặc 2 đầu điểm thi năng khiếu/điểm đánh giá năng lực do trường tổ chức, hoặc điểm khác do trường lựa chọn, quy định trong đề án tuyển sinh.

Theo giải thích của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đưa ra phương án 2 để lấy ý kiến các trường về quy trình tổ chức thi và chấm thi đơn giản và có thể phát triển các bài thi tổ hợp thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh.

Nhiều trường đại học cho rằng “chọn phương án 1, tức là vẫn tính riêng từng đầu điểm như năm nay 2017. Lý do là nếu có thay đổi thì phải thay đổi theo hệ thống, chứ bây giờ mình thay đổi, các thầy, các cô, rồi các em phải làm quen với phương thức thi mới rất phức tạp. Trong khi năm nay mình chưa rút kinh nghiệm xong, phải để những kinh nghiệm đó đi vào cuộc sống đã, rồi khoảng 2 năm nữa, khi nào có đủ kinh nghiệm đủ rồi mới thay đổi. Bây giờ mình thay đổi luôn thì không tận dụng được gì”.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng mỗi phương án đều có những ưu điểm. Nếu thực hiện theo phương án 1, tức là tính riêng đầu điểm của từng môn thành phần trong bài thi tổ hợp thì sẽ giúp thí sinh lớp 12 ổn định tâm lý, yên tâm học và ôn tập cho kỳ thi:

Một số ý kiến cũng cho biết, về lâu dài phương án 2 là thích hợp. Bởi lẽ, qua kết quả thi của thí sinh năm 2017, hầu hết thí sinh học lệch theo khối. Cụ thể, với những thí sinh xét tuyển đại học, cao đẳng theo tổ hợp Toán, Vật lý, Hóa học (khối A) thì điểm môn Sinh học rất thấp; thí sinh xét tuyển theo tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học (khối B) thì điểm môn Vật lý cũng rất thấp. Nếu chỉ tính một đầu điểm cho cả bài thi tổ hợp thì sẽ giảm được tình trạng thí sinh học lệch và cũng không gây khó cho việc xét tuyển của các trường.

Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng nhóm ngành đào tạo sư phạm đã gửi ý kiến góp ý về dự kiến phương án thi THPT quốc gia 2018 và xét tuyển đại học, cao đẳng chính quy năm 2018 về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi tổng hợp ý kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có dự thảo phương án thi và tuyển sinh chính thức để lấy ý kiến xã hội./.

THPTQUOCGIA.ORG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *