Hầu hết các bạn sinh viên trong thời gian học tập luôn muốn tìm cho bản thân một công việc làm thêm để có thêm thu nhập. Thế nhưng, nếu không thận trọng khi tìm việc thì dễ rơi vào bẩy lừa đảo tinh vi của nhiều đối tượng xấu.
- Thực trạng đáng lo ngại khi sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường
- Muôn vàng kiểu học của sinh viên vào mùa thi
- Mẹo giúp tăng cường trí nhớ cho sinh viên vào mùa thi cử
Những lưu ý cần biết để tránh bị lừa đảo khi sinh viên tìm việc làm thêm
Để giúp các bạn sinh viên tránh tình trạng “Tiền mất, tật mang” trong bài viết dưới đây, chuyên mục Góc sinh viên sẽ chia sẻ cho bạn đọc bí quyết tránh bị lừa khi tìm việc làm thêm hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tìm việc làm phù hợp với mình trước thực trạng lừa đảo tinh vi của nhiều đối tượng. Do đó, trong bài viết dưới đây, Joboko sẽ chia sẻ cho bạn đọc bí quyết tránh bị lừa khi tìm việc làm thêm hiệu quả nhất.
1. Tìm việc làm ở những nguồn uy tín
Trước khi ứng tuyển vào một vị trí công việc được đăng tuyển dụng trên website tuyển dụng hoặc mạng xã hội, các bạn sinh viên cần phải đảm bảo rằng đó là công ty có thực, tồn tại hợp pháp. Bạn cũng cần làm điều tương tự với những công ty chủ động gọi điện mời bạn đến làm việc. Chỉ cần một vài động tác tìm kiếm đơn giản trên Google là bạn sẽ có thể tìm được những thông tin cần thiết nhất.
Trong trường hợp bạn hầu như không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào cả thì bạn cần phải thận trọng, đặc biệt là khi công ty đó không có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi làm việc cụ thể. Bạn không thể chỉ đơn giản tin vào website và số điện thoại của họ.
Tìm việc làm ở những nguồn uy tín
2. Tự mình xác minh thông tin
Theo trưởng phòng truyền thông T.V.C tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, đối với một công ty tuyển dụng việc làm chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin quan trọng nhất về công ty của họ. Thế nhưng, điều này không thể giúp đảm bảo uy tín 100 %, bạn vẫn cần phải tự mình xác định thông tin. Tìm kiếm trên Google hoặc tham gia vào các hội, nhóm chuyên đánh giá, những bài review công ty trên mạng xã hội sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết.
Bạn cũng nên hỏi nhà tuyển dụng thông tin chi tiết hoặc bản mô tả công việc hoàn chỉnh cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu họ từ chối cung cấp thêm thông tin thì các bạn không nên tiếp tục quy trình tuyển dụng.
3. Cảnh giác với các khoản phí
Không có nhà tuyển dụng uy tín nào yêu cầu bạn phải nộp phí trước khi phỏng vấn. Nếu phía công ty yêu cầu bạn phải đóng các khoản tiền như xác minh thông tin ứng viên, thủ tục hành chính, tiền hồ sơ hay chi phí đào tạo thì bạn nên từ chối thẳng thắn ngay từ đầu.
4. Bảo vệ thông tin cá nhân khi đi phỏng vấn tìm việc
Bảo vệ thông tin cá nhân khi đi phỏng vấn tìm việc
Không cung cấp thông tin cá nhân như số CMND, ngày sinh, số sổ hộ khẩu, tài khoản ngân hàng cho đối phương trước khi đến phỏng vấn trực tiếp.
Trên đây là những gợi ý việc làm phù hợp với sinh viên để tránh bị lừa gạt. Trước khi tìm kiếm việc làm thêm, các bạn cần cân nhắc kỹ càng để có được công việc ưng ý và cơ hội trải nghiệm tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng cần tham khảo thêm những mẫu CV xin việc nhân viên nhập liệu, nhân viên bán hàng hay nhân viên thu ngân,… để hoàn thiện cho hồ sơ xin việc làm thêm của bản thân và gửi tới nhà tuyển dụng khi có nhu cầu.
Ngoài ra nếu bạn vẫn còn băn khoăn sinh viên có nên làm thêm không, chọn việc như thế nào cho phù hợp thì hãy cùng tìm hiểu thật kỹ để có thể ứng dụng cho nhu cầu công việc để không ảnh hưởng đến việc chính của mình là học tập nhé. Thế nhưng làm thêm cũng có rất nhiều ưu điểm đặc biệt là trải nghiệm giúp bạn vững vàng hơn khi ra trường, hãy thử và làm trong khả năng của mình nhé.