Kỳ thi THPT quốc gia hay còn gọi là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông các năm sắp tới sẽ được áp dụng thí điểm công nghệ trong đó thi trên máy tính hay điện thoại sẽ giúp kết quả khách quan hơn.
- Giữ nguyên mức án gian lận kỳ thi THPT quốc gia ở Sơn La
- Tuyển sinh sư phạm eo hẹp có nên hạ chuẩn tuyển sinh
- 5 trang web giúp sinh viên hiện đại có kết quả học tập cao.
Học sinh lớp 12 năm nay tham gia thi tốt nghiệp 2021
Đưa công nghệ vào Kỳ thi THPT quốc gia sẽ khách quan hơn
Cụ thể kỳ thi tốt nghiệp trung hoc phổ thông quốc gia hay gọi tắt là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT trình phương án. Trong đó, Bộ GD&ĐT đề xuất giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ. Hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là thi trên giấy, đồng thời triển khai thí điểm để mở rộng dần thi trên máy tính.
Đối với việc áp dụng thi trên máy tính, Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm tại những nơi có đủ điều kiện thuận lợi. Việc đưa công nghệ vào kỳ thi với mục tiêu cao nhất đó là làm kỳ thi khách quan hơn tuy nhiên công tác chuẩn bị sẽ được đề cao ngay từ bây giờ. Trong đó Bộ GD&ĐT đã và đang nghiên cứu chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi để phù hợp cho việc đưa công nghệ vào thi.
Khẳng định việc đưa công nghệ vào kỳ thi là cần thiết và không thể chậm trễ, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, cho dù kỳ thi những năm trước đã tốt rồi nhưng nếu từ năm 2021 vẫn thi như hiện nay sẽ lạc hậu.
Nhiều trường THPT tại TPHCM đã áp dụng kiểm tra trên máy tính
Nói về những chuẩn bị cho việc đưa công nghệ vào trong thi cử, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhận định: “ để triển khai cần chuẩn bị về địa điểm thi, hạ tầng, trang thiết bị. Cùng với đó là xây dựng ngân hàng đề – đây là việc khó, cần huy động trí tuệ rộng rãi của các chuyên gia, giáo viên, ngay cả học sinh vừa tốt nghiệp, học sinh giỏi đã qua các kỳ thi, không nên chỉ gói gọn trong các thầy cô. Ngoài ra, với đề xuất phương án thi THPT sau 2020, Bộ GD&ĐT cần chuẩn bị tốt năng lực của đội ngũ nhân sự tham gia làm thi, cân nhắc vai trò của Bộ và địa phương trong tổ chức kỳ thi”
Cho rằng khâu thiết kế ngân hàng đề thi đề phù hợp với đưa công nghệ vào là vấn đề khó nhất, bởi kiểm định độ khó và tin cậy của câu hỏi rất phức tạp, ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhìn nhận, đây là trọng tâm cần được đầu tư thêm nhiều nữa khi triển khai phương án thi THPT trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện đề xuất phương án thi sau 2020. Phương án này được tính toán cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, có căn cứ chắc chắn và lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Theo đó, ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa sẽ được Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường về số lượng và đảm bảo chất lượng. Giai đoạn ban đầu sẽ thi trên giấy và trên máy tính nhưng từng bước sẽ tăng dần thi trên máy tính để tiệm cận xu hướng thế giới.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.