Đạt điểm cao môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 không khó nếu các bạn thí sinh nắm vững bí quyết ôn tập là làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Cập nhật đề thi thử môn Sinh học THPT Quốc gia mới nhất năm 2018
- Bí quyết vàng để ăn điểm trắc nghiệm môn Địa lý
Lịch sử là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Thống kê về số lượng thí sinh bị điểm liệt môn Lịch sử ở những kỳ thi các năm trước khiến nhiều thí sinh lo lắng và không biết làm sao để vượt qua ải “vũ môn” này. Tuy nhiên, các thí sinh vẫn có thể đạt điểm cao bài thi tắc nghiệm môn Lịch sử nếu xây dựng được phương pháp ôn luyện và làm bài khoa học.
Phương pháp ôn luyện môn Lịch sử hiệu quả
Phương pháp ôn luyện môn Lịch sử hiệu quả
Môn Lịch sử có lượng kiến thức rất lớn và dễ gây nhầm lẫn cho thí sinh khi nhắc đến các sự kiện, nhân vật. Vì vậy, muốn ghi nhớ chính xác các kiến thức môn lịch sử lớp 11, 12 thí sinh cần phải có cách ôn luyện khoa học.
- Hệ thống kiến thức theo từng sự kiện: Để dễ dàng nắm bắt các kiến thức lịch sử, thí sinh nên ôn luyện theo dòng thời gian, sự kiện rồi từ đó triển khái các nội dung liên quan. Thông thường khi nhắc đến sự kiện lịch sử, sẽ bao hàm các nội dung như: thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó. Thí sinh cũng cần biết cách phân biệt các sự kiện với nhau bằng việc tìm ra điểm giống và khác nhau giữa những phần nội dung liên quan đến các sự kiện này.
- Minh họa nội dung kiến thức bằng sơ đồ tư duy: Việc áp dụng sơ đồ tư duy vừa giúp cho thí sinh dễ nắm bắt và phân chia các sự kiện, nhân vật với nhau, vừa mang tính khắc họa hình ảnh giúp các bạn dễ ghi nhớ hơn. Cô Lê Thu, giảng viên kênh online Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý thí sinh: “Khi học đến phần kiến thức nào hãy hệ thống lại bằng một sơ đồ tư duy với từ khóa chính là sự kiện, nhân vật hay giai đoạn lịch sử nào đó, các nhánh sẽ chứa những nội dung chia nhỏ của từ khóa chính”. Cách học môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy không chỉ phục vụ cho thí sinh làm bài thi tốt hơn mà còn giúp thí sinh lưu nhớ các kiến thức lịch sử lâu dài.
- Không học tủ – học vẹt: Hãy học chắc kiến thức chứ đừng học tủ, học vẹt bởi vì nội dung các sự kiện rất dễ khiến thí sinh nhầm lẫn, đặc biệt là phần diễn biến. Các phương án trả lời trong bài thi khá giống nhau nên nếu không nắm chắc kiến thức sẽ có nhiều bạn chọn sai đáp án. Thí sinh dễ nhầm lẫn giữa Chiến thắng Điện Biên Phủ, và sự kiện 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, hoặc nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pari. Do vậy, học đến đâu thí sinh phải chắc chắn và ghi nhớ đến đó.
- Sử dụng tài liệu ôn thi có chọn lọc: Lưu ý khi ôn luyện môn Lịch Sử, thí sinh không nên sử dụng quá nhiều tài liệu ôn thi, hãy ôn chắc kiến thức sách giáo khoa là bạn đã có thể đạt điểm cao môn này rồi. Nếu bạn muốn đạt điểm tuyệt đối, chỉ cần đọc thêm 1-2 quyển Lịch sử nâng cao để nắm vững kỹ năng chứng minh, so sánh, vận dụng,… Tuyệt đối không ôm đồm quá nhiều loại sách, bởi trên thị trường có bán tràn lan nhiều loại sách ôn luyện môn Lịch sử không chính thống, thậm chí có những sách còn thông tin sai lịch sử.
Bí quyết giúp thi sinh đạt điểm cao môn Lịch sử
Cách đạt điểm cao bài thi trắc nghiệm Lịch sử năm 2018
Theo công bố của Bộ GD&ĐT, đề thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ có 40 câu hỏi với thời gian làm bài là 50 phút, nội dung thi năm 2018 bao gồm chương trình lớp 12 và lớp 11, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12. Đề thi năm nay có tính phân hóa cao, dó đó thí sinh muốn đạt điểm cao ngoài việc nắm chắc kiến thức còn phải có tuyệt chiêu làm bài hiệu quả.
- Làm bài theo nguyên tắc dễ trước khó sau: Dù là thi Lịch sử theo hình thức tự luận hay trắc nghiệm thì thí sinh vẫn nên tuân thủ nguyên tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Việc áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian làm bài cũng như tạo được tâm lý thoải mái.
- Phân bố thời gian làm bài hợp lý: Thí sinh chỉ có 50 phút để hoàn thiện 40 câu hỏi trắc nghiệm và tô các đáp án vào phiếu trả lời, vì vậy hãy phân bổ thời gian làm bài cho mỗi câu khoảng 1 phút. Nếu câu nào vượt quá lượng thời gian quy định thì hãy đánh dấu lại và chuyển sang câu khác, khi làm xong một lượt mới quay lại làm những câu chưa hoàn thành.
- Không bỏ sót câu hỏi: Thí sinh nên dành khoảng 5 phút cuối giờ để rà soát lại bài thi và phiếu trả lời để tránh bỏ sót các câu hỏi chưa hoàn thiện. Trường hợp câu hỏi quá khó và không chắc chắn được đáp án đúng hãy “khoanh bừa còn hơn bỏ sót” bởi bạn vẫn có 25% cơ hội ghi điểm.
- Giữ tâm lý thoải mái trong phòng thi: Qua nhiều năm đồng hành cùng các thế hệ thí sinh trong mùa thi THPT, ban tuyển sinh Cao đẳng Dược TP.HCM nhận thấy việc không giải quyết được 1-2 câu hỏi khó trong bài thi Lịch sử khiến nhiều thí sinh nản lòng, bối rối dẫn đến không tập trung làm bài. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng ngay từ ngoài phòng thi, không dành quá nhiều tâm huyết vào một câu hỏi mà nên biết bỏ qua khi cần thiết. Đồng thời, hãy chuẩn bị một chai nước lọc để giúp bạn chống đỡ với thời tiết nóng nực của mùa hè cũng như lấy lại tinh thần tập trung khi làm bài nhé.
Kỳ thi xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2018 chỉ còn một tháng nữa là diễn ra, hy vọng những bí quyết ôn luyện và làm bài thi ở trên sẽ giúp thí sinh đạt điểm cao môn Lịch sử. Chúc các thí sinh thành công!
Hoàng Giang – thptquocgia.org