Học THCS sẽ không phải đóng học phí

Ngoài nội dung lương nhà giáo được xếp cao nhất, Bộ GD-ĐT cũng trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành về miễn học phí tới cấp THCS.

Hệ thống giáo dục mở, linh hoạt

Hệ thống giáo dục mở, linh hoạt

Hệ thống giáo dục mở, linh hoạt

Tờ trình do Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ ký cho hay sẽ sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

Hệ thống giáo dục được thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống, tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi giữa chương trình, trình độ đào tạo, người dân có cơ hội tích lũy kiến thức và học tập suốt đời. Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng.

Theo dự thảo luật, giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp THCS, giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp THPT. Giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh vào học lớp 6 phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THCS, học sinh có thể học tiếp lên THPT hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.

Giáo dục THPT vẫn duy trì như hiện nay là thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp THCS. Tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi thể hiện sự linh hoạt, liên thông giữa cấp học và trình độ đào tạo khi dự kiến cho phép: “Theo đó, trong thời gian học THPT, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trung cấp nếu đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Học sinh tốt nghiệp THPT có thể học lên Đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp”. Học sinh cũng cần lưu ý khả năng của mình để lựa chọn cấp học phù hợp nhất, bởi vào Đại học thì dễ nhưng khó lòng mà ra được.

Nhiều thay đổi lớn với lương của nhà giáo

Nhiều thay đổi lớn với lương của nhà giáo

Nhiều thay đổi lớn với lương của nhà giáo

Một số vấn đề quan trọng đưa vào dự thảo cũng được Bộ GD – ĐT giải thích và xin ý kiến trong tờ trình Chính phủ:

Về chính sách đối với nhà giáo, dự thảo nêu: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đồng tình với ý kiến cần nâng mức lương cho nhà giáo vì hiện nay nhìn chung lương nhà giáo còn rất thấp, đặc biệt là giáo viên mầm non, phổ thông. Vì vậy cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ vấn đề này.

Dự thảo cũng nêu vấn đề nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học từ trung cấp hiện nay lên trình độ cao đẳng. Bộ GD-ĐT lý giải: Vấn đề chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo cũng xem là một nội dung cần đề cập sửa đổi, bổ sung trong dự thảo luật Giáo dục để nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Miễn học phí tới cấp THCS

Miễn học phí tới cấp THCS

Miễn học phí tới cấp THCS

Tờ trình Chính phủ nêu rằng cơ chế chính sách phải thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục. Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh cấp THCS trường công lập.

Theo dự thảo, mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định dựa trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp. Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *