Vận dụng 5 bước hoàn thành câu phân tích Ngữ Văn trong đề thi THPT quốc gia

Phân tích Ngữ văn trong đề thi Kỳ thi THPT quốc gia nói chung và phân tích thơ trong đề thi nói riêng chiếm phần lớn điểm trong cả bài thi.

Vận dụng 5 bước hoàn thành câu phân tích Ngữ Văn trong đề thi THPT quốc gia

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 5 bước áp dụng để phân tích 1 bài thơ trong đề thi để thí sinh có thể vận dụng.

Vận dụng 5 bước hoàn thành câu phân tích Ngữ Văn trong đề thi THPT quốc gia

Với đề thi Ngữ Văn có nhiều mức yêu cầu, có sự tích hợp thì thí sinh lần lượt giải quyết từng yêu cầu ấy, sau đó nhận xét đánh giá chung. Ví dụ phân tích thơ trước rồi bàn luận về nhận định sau hay phân tích lần lượt 2 đoạn thơ rồi nhận xét sự giống, khác nhau giữa chúng và đánh giá.

Đối với đề bài phân tích đoạn thơ hoặc một khía cạnh bao trùm bài, ngoài phần giới thiệu những kiến thức cơ bản liên quan đến tác giả, tác phẩm ở mở bài, phần đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật và khẳng định sức sống, sự bất tử của tác phẩm, tác giả ở phần kết bài thì ở phần triển khai (thân bài) thí sinh nên vận dụng 5 bước sau đây:

Bước 1, nhận xét khái quát bài thơ/đoạn thơ. Gồm các mặt như thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu nói chung. Đặc biệt là bố cục gồm bao nhiêu ý chính và định hướng cách phân tích theo bố cục như thế nào (cắt ngang, bổ dọc, hay kết hợp cả hai).

Bước 2, lần lượt phân tích theo định hướng bố cục trên. Thao tác này gồm các bước: lời dẫn hay chuyển ý, trích ngữ liệu thơ. Phải trích dẫn đầy đủ, chính xác.

Bước 3, diễn toàn bộ phần trích dẫn thơ ra văn xuôi. Phải diễn trôi chảy, đúng ý nghĩa, hay. Đáng nói là nhiều bài làm của học sinh chỉ dừng lại ở thao tác này nên chưa có chiều sâu và thường bị giám khảo nhận xét là “chỉ mới diễn xuôi”.

Bước 4, bám vào những từ ngữ, hình ảnh trọng tâm, các biện pháp nghệ thuật… để phân tích sâu, kỹ. Đây là bước cơ bản nhất, nó thể hiện khả năng cảm thụ về thơ ca của người viết. Muốn bài làm có chiều sâu phải phát huy hiệu quả của bước này.

Bước 5, so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đoạn thơ. Có nhiều cách liên hệ, so sánh như về các hình ảnh, chi tiết, nghệ thuật trong bài thơ, ngoài bài thơ; so sánh với cùng một tác giả, khác tác giả hoặc những tác phẩm cùng viết về đề tài…

Sau khi vận dụng xong các bước trên cũng nên có tiểu kết để đáng giá chung về nội dung và nghệ thuật. Và cứ như thế, tiếp tục áp dụng 5 bước này cho các phần tiếp theo.

Các bước trên chặt chẽ như một bàn tay 5 ngón, trình tự từ ngón cái đến ngón út. Đó là kỹ năng phân tích thơ hợp lý và hiệu quả.

(Thptquocgia.org tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *