Môn Sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 được coi là môn học khó kiếm điểm nhất vì thế số thí sinh đến hạn cuối vẫn rất ít
- Bài thi thử phần thi khoa học tự nhiên kỳ thi Đánh giá năng lực
- Có được chọn môn thi khác thay thế môn Ngoại ngữ?
- Ôn tập môn tiếng anh kỳ thi THPT Quốc gia tốt cần lưu ý gì?
Kết thúc đợt đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia năm 2016 rất ít thí sinh đăng ký môn Sử
Theo ghi nhận từ nhiều địa phương, hầu hết các thí sinh chọn thi 5 môn, trong đó, môn Sử vẫn ít thí sinh chọn nhất. Tại Hà Nội, có trường không có một học sinh nào ĐKDT môn Sử. Nhiều năm cố gắng để đổi mới quá trình dạy và học môn Sử, nâng tầm quan trọng của môn Sử trong trường phổ thông dường như vẫn chưa thu được kết quả như ý muốn, có lẽ, nguyên nhân học sinh không chọn môn Sử còn nằm trong ý nghĩa của công việc tương lai.
Ông Trịnh Hùng Sơn Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ, Hà Nội cho biết: Kết thúc đượt ĐKDT, chỉ có một vài sai sót nhỏ trong hồ sơ ĐKDT của các em, những sai sót này chủ yếu do các em không đọc kĩ văn bản và không ghi theo giấy khai sinh gốc. Ngoài ra, hầu như năm nào nhiều em cũng có thay đổi nguyện vọng. Vì thế ông cho rằng, việc Sở GD&ĐT gia hạn thêm thời gian cho các em chỉnh sửa sai sót lần cuối trước khi thi là hoàn toàn đúng đắn.
Về việc lựa chọn môn thi năm nay của học sinh trường mình, ông Sơn cho biết, học sinh chủ yếu chọn thi 5 môn (với khoảng 93% học sinh khối lớp 12). Trong đó, số học sinh chọn khối D nhiều nhất. Các khối A và A1 rất ít. Đặc biệt, toàn trường có 5 em thi khối C do các em ngại các môn học thuộc lòng. Được biết, năm nay, trường THPT Lý Thái Tổ có khoảng 25-30% học sinh thi xong sẽ du học nước ngoài.
Tại các trường THPT rất ít thí sinh đăng ký dự thi môn Sử
Tại trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình), theo ông Kiều Trung Tiến – Hiệu trưởng nhà trường thì, năm ngoái có khoảng 10% học sinh chọn thi 5 môn. Ông Tiến cho rằng: “học sinh chọn tầm 5 môn để thi là hợp lý và đủ sức học. Số học sinh đăng kí thi 7-8 môn của trường tôi không có. Tuy nhiên, tôi nghĩ các em nên lượng sức mình, không nên kham quá nhiều sẽ không đảm bảo được chất lượng”.
Ở trường THPT Lương Thế Vinh, theo PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng nhà trường thì, những năm trước có vài em đăng kí thi môn Sử nhưng vài ba năm trở lại, không có bất cứ học sinh nào chọn thi môn này.
Ông Nguyễn Tùng Lâm – hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) thông tin: Nhà trường đã tổ chức cho học sinh đăng ký môn thi nhiều lần. Lúc đầu chỉ để thăm dò và đợt đăng ký chính thức vào cuối tháng 4-2016. Giữa các lần, học sinh đã có những điều chỉnh khác nhau. Phần lớn học sinh chỉ đăng ký môn, bao gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn. Trong đó nguyện vọng của học sinh thường thay đổi khi phân vân giữa các cặp môn như Vật lý – Hóa học hoặc Vật lý – Địa lý.
Riêng môn Lịch sử, so với lần thăm dò trước thì kết quả đăng ký chính thức có giảm đi. Có đến 80% trong số 152 học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) ĐKDT môn tự chọn là Địa lý. Tiếp đến là số lượng đăng ký môn Vật lý, Hóa học. “Chỉ có khoảng 10 học sinh đăng ký môn Lịch sử, môn sinh còn ít hơn, chỉ có vài em” – thầy Tùng Lâm cho biết.
Theo ông Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức (Hà Nội), trong số 628 học sinh lớp 12 của trường có 325 em chọn môn Vật lý, 269 em chọn Địa lý. Môn Lịch sử chỉ có 18 học sinh ĐKDT. Các em có thiên hướng xét tuyển ĐH, CĐ khối A, A1 thường chọn môn Vật lý, Hóa học là môn tự chọn, còn các em có thiên hướng xét tuyển khối D chọn môn Địa lý là môn tự chọn.
Đáng chú ý, bà Phương Anh – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) – cho biết toàn trường không có học sinh nào đăng ký thi Lịch sử.
Theo phapluatxahoi.vn