Trước thềm kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý thí sinh cần tránh những lỗi không đáng có dưới đây để tránh mất điểm bài thi.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Cách nhận diện các dạng biểu đồ trong môn Địa Lý
- Bộ quy định cách đánh SBD trong kỳ thi thpt quốc gia 2018
Những lỗi gây mất điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 cần tránh
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có tổng số 5 bài thi, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và 2 bài thi tự chọn là bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý – Hóa – Sinh) và bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử – Địa lý – Giáo dục công dân).
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, thực tế có khoảng 1% tổng số thí sinh mắc các lỗi ảnh hưởng đến quy trình chấm bài thi trắc nghiệm THPT quốc gia, ảnh hưởng đến điểm thi của các em.
Những lỗi gây mất điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 thí sinh cần tránh.
Chỉ còn ít ngày nữa là Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ diễn ra, Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh cần tránh mắc những lỗi đáng tiếc như sau:
– Không tô số báo danh (SBD); tô nhầm dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến phần mềm chấm trắc nghiệm không thể nhận biết được. Thậm chí có trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
– Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
– Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
Nếu thí sinh mắc phải những lỗi này thì bài thi sẽ không được chấm, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh. Trong trường hợp này, phần mềm của Bộ GD-ĐT sẽ phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa cũng được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GD-ĐT.
Do đó, thí sinh cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của mình và hạn chế những khó khăn quy trình chấm thi.
Những lưu ý trước ngày thi THPT quốc gia 2018
Những lưu ý trong thời gian ôn thi nước rút?
Ngoài việc ôn tập chuẩn bị kiến thức thật tốt trước khi đi thi, thí sinh cũng cần lưu ý những điều sau:
Chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt
– Nên chuẩn bị tâm lý thật tốt, bình tĩnh, không quá lo lắng hay hồi hộp mà ảnh hưởng đến quá trình làm bài.
Chuyên gia tâm lý giáo dục Lại Thị Hằng đang công tác tại một trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để ổn định tâm lý cho thí sinh, tinh thần của phụ huynh phải ổn định trước. Khi con đang ôn thi, phụ huynh cần loại bỏ những ảnh hưởng đến từ bên ngoài để luôn ở trạng thái hòa nhã. Một số PH sợ con thi không được tốt nên lo buồn, ít nói, như thế con sẽ biết cha mẹ còn hồi hộp hơn mình. Phải tạo bầu không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận. Bầu không khí đầm ấm sẽ làm tiêu tan sự lo âu, buồn phiền và nóng vội, giúp các em điều chỉnh về tinh thần, nâng cao chất lượng ôn tập.
Sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý.
Những ngày sắp thi này, số đông các em thường tăng cường độ học tập lên quá mức. Học ngày, học đêm, học đến mê mụ đờ đẫn. Chính vì thế thí sinh cần lưu ý học tập điều độ, không học quá lâu, ngồi cả ngày, không ngủ trưa hoặc học quá khuya…
Thí sinh không nên thức khuya học ngày học đêm
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên thí sinh nên đi ngủ sớm và dậy sớm.Sau ít phút vận động nhẹ, vệ sinh cá nhân và ăn sáng, các em có thể ngồi vào bàn học với đầu óc tỉnh táo, tinh thần sảng khoái. Kinh nghiệm cho biết chất lượng học lúc bình minh thường rất cao.
– Các PH nên quan tâm hơn đến việc ăn uống của các em, nâng mức bồi dưỡng trong cả hai bữa ăn chính và các bữa phụ (điểm tâm sáng, ăn nhẹ đêm…).
Chúc các sĩ tử đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp.