Năm 2016 kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều thí sinh không chọn thi Đại học?

Năm nay nhiều thí sinh chỉ chọn thi THPT Quốc gia để tốt nghiệp chứ không lấy kết quả để xét tuyển sinh Cao đẳng, Đại học. Đây là tín hiệu vui của công tác phân luồng học sinh trong trường THPT – điều mà trước nay chúng ta vẫn làm yếu.

ky-thi-thpt-quoc-gia-24

Năm 2016 kỳ thi THPT Quốc gia, nhiều thí sinh không chọn thi Đại học?

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến hết tháng 4-2016, toàn TP có 76.046 thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia. Số lượng thí sinh đăng ký các môn lần lượt là: Toán: 73.959 em; Vật lý: 32.866; Hóa học: 26.215; Sinh học: 9.726; Ngữ văn: 72.325; Lịch sử: 8.954; Địa lý: 38.858; Ngoại ngữ: 66.011.

Thống kê số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp do cụm thi Sở GD&ĐT chủ trì có 16.390 em. Số lượng các môn là: Toán: 16.381 thí sinh, Vật lý: 620; Hóa học: 714; Sinh học: 1.730; Ngữ văn: 16.164; Lịch sử: 2.868; Địa lý: 14.306; tiếng Anh: 11.935; tiếng Nga: 3; tiếng Nhật: 6.

Theo ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Nội thì năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái (tăng 11.000 em). Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai, không cố thi bằng được vào ĐH. Tỷ lệ thí sinh dự thi chỉ lấy kết quả xét tốt nghiệp tăng so với năm trước là điều đáng mừng. “Hà Nội là TP lớn, tâm lý người dân cho con em học ĐH, CĐ cũng bị chi phối nhiều. Thế nên việc học sinh và phụ huynh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai, không cố thi bằng được vào ĐH là đáng mừng” – Trưởng phòng Ngô Văn Chất nhấn mạnh.

Dự kiến, kì thi THPT năm nay, Hà Nội có 27 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Ông Ngô Văn Chất cũng cho biết, cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì có 50% giám thị đến từ các trường ĐH, CĐ nên công tác coi thi luôn đảm bảo sự công bằng.

Thay đổi nhận thức từ người học

Không chỉ Hà Nội, số liệu thống kê từ nhiều địa phương trên cả nước có tới gần 70% thí sinh đăng ký dự thi chỉ ở các cụm địa phương, có nghĩa là các em không dự thi với mục đích xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho biết: Lượng học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016 tại 38 trường THPT và 11 trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh vào khoảng 8.100 thí sinh. Trong đó, có đến trên 5.600 thí sinh đăng ký thi để lấy kết quả công nhận xét tốt nghiệp (chiếm tỷ lệ gần 70%), tăng hơn 10% so với năm ngoái. Số còn lại, các em đăng ký thi vừa để lấy kết quả xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, nhưng cũng không hoàn toàn những thí sinh đăng ký dự thi với 2 mục đích là tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ đăng ký xét tuyển ĐH.

ky-thi-thpt-quoc-gia-28

Thay đổi nhận thức từ người học và theo xu hướng phát triễn xã hội?

Cũng như vậy ở tỉnh Lào Cai, thống kê của Sở GD&ĐT cho thấy, toàn tỉnh có trên 6.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2016, trong đó có 3.199 thí sinh chỉ đăng ký dự thi với mục đích xét tốt nghiệp.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc số thí sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp năm 2016 tăng cao so với các năm trước. Nếu năm 2015, tỷ lệ này chỉ là 55% thì năm nay theo khảo sát đã là 69,1%. Ông Hoàng Minh Quân, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Nhiều năm nay chúng tôi luôn chỉ đạo các trường THPT phải coi công tác hướng nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Cho dù Vĩnh Phúc là một tỉnh có truyền thống hiếu học và học giỏi, nhưng không phải cứ tốt nghiệp THPT là tìm đích đến ở giảng đường ĐH.

Nghệ An năm nay có hơn 31.000 thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia, trong đó có 12.000 thí sinh chỉ đăng ký dự thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp (chiếm 40%). Đây là kết quả khảo sát được Sở GĐ&ĐT Nghệ An công bố.

Trước nay, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông làm chưa hiệu quả, nên việc phân luồng học sinh gần như bị bỏ ngỏ. Phần lớn học sinh khi tốt nghiệp THPT đều mong muốn sẽ thi và học lên ĐH, CĐ, các trường nghề, trung cấp nghề rơi vào trạng thái thiếu nguồn tuyển. Việc năm nay nhiều học sinh chỉ chọn thi THPT quốc gia làm căn cứ công nhận tốt nghiệp và không xét tuyển sinh ĐH, CĐ có thể là tín hiệu mừng cho công tác phân luồng.

Thêm vào đó, những thông tin về việc hàng loạt cử nhân thất nghiệp đã khiến học sinh có những thay đổi về nhận thức khi chọn ngành, chọn nghề.

Nếu công tác này được duy trì và làm tốt những năm tới, chuyện thừa thầy thiếu thợ và tình trạng cử nhân thất nghiệp sẽ từng bước được khắc phục.

Trích nguồn : Báo pháp luật xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *