Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đang đến rất gần, nhiều người đi làm và sinh viên ở xa quê đã bắt đầu đặt vé tàu về quê ăn Tết. Các bạn sinh viên cần cảnh giác vì tình trạng vé tàu Tết giả bán tràn lan trên mạng.
- Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?
- Điều chỉnh thời gian học với tất cả các cấp học
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng ngàn sinh viên bị đuổi học
Cảnh báo sinh viên tránh mua phải vé tàu Tết giả tràn lan trên mạng
Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều trường thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2018 cho sinh viên. Nhiều bạn sinh viên ở xa quê cần có những hiểu biết cũng như tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng trước khi đặt vé tàu về quê.
Cảnh báo sinh viên tránh mua phải vé tàu Tết giả tràn lan trên mạng
Theo thông tin ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, hiện nay, trên mạng đã xuất hiện một số website bán vé tàu hỏa với giá đắt gấp 4 – 5 lần so với giá vé của ngành đường sắt. Mặc dù, tính đến thời điểm này, lượng vé tại hệ thống website của Đường sắt Việt Nam phục vụ tết đã được bán ra gần hết, người dân cần lưu ý tìm hiểu và mua vé trước để tránh hiện tượng khan vé và phải mua vé giá cao, hoặc mua vé qua các công ty dịch vụ, website giả mạo.
Bên cạnh đó, do số lượng vé thì có hạn mà lượng khách hàng thì lại quá tải nên đã dẫn đến tình trạng đẩy giá bán của nó trên mạng xã hội lên cao gấp đôi thậm chí là gấp ba so với số tiền gốc.
Theo góc sinh viên, giá vé mua vào trên hệ thống chỉ 1.696.000 đồng, nhưng giá rao bán trên mạng cao hơn gấp đôi – 3.400.000 đồng.
Thủ đoạn lừa bán vé giả của các “cò” đó là dùng các thẻ lên tàu cũ đã được hành khách đi tàu tự in ra, sau đó sửa thông tin và bán cho hành khách. Hành khách mua qua “cò” sẽ được đưa một thẻ lên tàu giả có tên hành khách số ghế thông tin cá nhân… Tuy nhiên, thẻ lên tàu này không có giá trị vì trên hệ thống vé điện tử không khớp nên hành khách sẽ không được lên tàu.
Vé tàu Tết giả bán tràn lan trên mạng
Các bạn sinh viên nên mua vé tại đúng website của ngành Đường sắt Việt Nam bởi trên thực tế, việc mua bán thông qua bên thứ ba tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong trường hợp bạn mua lại vé là vé hợp lệ nhưng bạn cũng không thể sử dụng do quy định thông tin hành khách đi tàu không được sửa đổi và vé đã mua không được chuyển lại cho người khác. Tại các phòng vé, người mua cũng nên đến trực tiếp để xem và dùng các thông tin cá nhân của chính mình để đặt vé để tránh mất tiền về sau.
Đối với những bạn mua vé nhưng muốn chuyển nhượng lại thì có thể thực hiện theo cách sau đây, sau khi vé trả về hệ thống, người được chuyển nhượng phải chờ đến khi hệ thống thông báo có chỗ trống và tiến hành đặt lại một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro bởi rất có thể một người ở nơi khác nhanh tay hơn đặt trước.
Nguồn: thptquocgia.org