Hiện nay xu hướng tốt nghiệp THPT quốc gia xong nhiều gia đình cho con sang các nước ngoài du học nhằm tìm kiếm cơ hội cũng như học hỏi sau này.
- Thứ trưởng lý giải vì sao không nên vào đại học bằng mọi giá
- 13 tuyệt chiêu ôn tập cho 2k để học và thi thpt quốc gia
Cẩn trọng đi học nước ngoài bằng cấp không được Việt Nam công nhận
Tuy nhiên, chọn trường như nào và chất lượng ra sao để sau này khi về nước tấm bằng phát huy hết giá trị cũng như được chấp nhận. Hiện nay có rất nhiều các bằng Đại học của nhiều trường trên Thế giới chưa được Bộ GD&ĐT của Việt Nam chấp thuận. Minh chứng mới nhất đó là hàng loạt các bằng đào tạo sau đại học không được công nhận gây xôn xao dư luận.
Cẩn trọng đi học nước ngoài bằng cấp không được Việt Nam công nhận
Ngày 22/9, một Đại biểu Quốc hội đã gửi câu hỏi chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề bằng cấp đào tạo từ xa nhất là với trình độ tiến sĩ của rất nhiều người hiện nay. Theo đó, ĐBQH này đặt câu hỏi: Từ năm 2006 – 2008 có những trường hợp chưa có bằng thạc sĩ ở Việt Nam và nước ngoài, tức là mới chỉ có bằng cử nhân Đại học tại Việt Nam đã được học tiến sĩ từ xa của các cơ sở nước ngoài 2 năm thì được cấp bằng tiến sĩ thì bộ GD&ĐT có công nhận không? Điều kiện nào để cử nhân Đại học được học thẳng lên tiến sĩ?
Trong công văn số 4632/BGDĐT-VP trả lời chất vấn của ĐBQH sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Bộ GD&ĐT cho cho biết: “Theo Khoản 2 Điều 3 Chương 1 Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/12/2007 quy định: “Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức từ xa được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD&ĐT Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”.
Vì thế theo Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng ban Pháp chế Trường Cao đẳng Y dược Pasteur Hà Nội cho rằng:” Không chỉ các văn bằng đào tạo từ xa mà cả những văn bằng Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ người học nếu muốn được công nhận ở Việt Nam phải nghiên cứu và tham khảo kĩ lưỡng trước khi theo học các trường Đại học trên Thế giới nếu muốn được công nhận ở Việt Nam.”
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, trong giai đoạn 2006 – 2008 Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định 77/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 quy định về trình tự cũng như thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, theo đó áp dụng đối với các bằng tốt nghiệp các chương trình giáo dục các cấp học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp Cao đẳng – Đại học, thạc sĩ, bằng tiến sĩ do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam.
Bên cạnh đó, thời điểm 2006 – 2008, việc thực hiện liên kết đào tạo do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 18/2001/NĐ –CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ quy định về hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có Thông tư số 15/2003/TT-BGD&ĐT ngày 31/3/2003 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện một số điều khoản tại Nghị định số 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động của các sơ sở văn hóa. giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
(thptquocgia.org tổng hợp)