Luật GDDH ra đời từ năm 2012 là một dấu mốc quan trong cho sự hình thành các văn bản quy phạm trong việc đào tạo Đại học. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại bộc lộ những hạn chế.
- Nhiều trường Y dược ngừng tuyển sinh liên thông Trung cấp
- Quy định mới liên thông Y dược phải có chứng chỉ hành nghề
- Tăng cường giám sát hành nghề Y dược tại các địa phương
Những điểm bất cập trong Luật GDĐH năm 2012
Đây là nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại “Hội nghị tổng kết thực hiện Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012” đang diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị thu hút các trường Đại học, các ban ngành, những mặt được của luật cũng như nhưng điểm bất cập cần sửa đổi để phù hợp với hiện tại cũng như xu hướng mới.
Theo đó có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng về những bất cập cần sửa đổi trong Bộ luật này khi áp dụng vào thực tiễn như sau:
Những điểm bất cập cần sửa đổi trong Luật Giáo dục là gì?
Theo ý kiến của một số trường Đại học thì Luật giáo dục Đại học năm 2012 bộc lộ rõ 5 bất cập sau.
Thứ nhất: Các mô hình cơ sở GDĐH chưa được quy định rõ ràng và đầy đủ. Mô hình Đại học, trường Đại học hay Học viện chưa được định nghĩa đầy đủ, phân biệt rõ ràng dẫn đến sự vận dụng tùy tiện, thiếu nhất quán, không tương thích với quốc tế…
Thứ hai: Đó là sự thiếu nhất quán và chưa hội nhập về ngôn ngữ (tên gọi chức danh). Mà ví dụ điển hình đó là:
“thuật ngữ Đại học được dùng trong nhiều tên gọi khác nhau (giáo dục Đại học, Đại học, trường Đại học, bằng Đại học) nhưng lại với nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bằng tốt nghiệp Đại học ngành kỹ thuật thì gọi là kỹ sư; kiến trúc sư; ngành y – dược thì gọi là bác sĩ, dược sĩ, cử nhân một số ngành thì gọi là bằng Đại học, bằng cử nhân…”
Thứ ba: Các chức danh giảng viên Đại học(giáo sư, phó giáo sư…) chưa được quy định, định nghĩa rõ ràng dẫn đến có những quan niệm khác nhau về các chức danh giáo sư, phó giáo sư và các chức danh giảng viên khác..
Thứ tư: cơ chế quản trị Đại học và vai trò của bộ chủ quản – của hội đồng trường; quyền và trách nhiệm của các cơ sở GDĐH chưa được làm rõ và nhiều khi không có, dẫn đến lệ thuộc.
Thứ năm: Cơ chế cơ chế tài chính cho GDĐH chưa được quy định rõ trong luật gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các cơ sở GDĐH, nhất là khi được giao cơ chế tự chủ.
Cũng đồng quan điểm trên tuy nhiên xét về khía cạnh các trường đào tạo Y dược. Phó Cục trưởng Khoa học, Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế Nguyễn Minh Lợi cho rằng, khi sửa đổi, Luật GDĐH cần quy định đặc thù đào tạo y tế, làm cơ sở khi triển khai.
“Đào tạo ngành y có hai bộ phận quan trọng là đào tạo tại trường và đào tạo lâm sàng tại cơ sở y tế. Vì vậy, nội dung này cần được thể chế hóa trong Luật GDĐH. Nhất là việc để phù hợp với luật phải Quy định mới về rút ngắn thời gian đào tạo y khoa điều này sẽ kéo theo chất lượng đào tạo.”
Cũng liên quan đến việc đào tạo nhóm ngành sức khỏe việc các trường Đại học Đa ngành có đào tạo nhóm ngành đặc biệt này cũng nên xác định lại chỉ tiêu tuyển sinh. Cần xác định rõ tiêu chí của từng ngành đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo cần có sự công bằng hơn.
Chốt lại vấn đề Thứ trưởng Bùi Văn Ga, luật GDĐH sửa đổi sắp tới cần kiên quyết lập hội đồng trường và phải là tổ chức quyền lực thực sự để thực hiện tự chủ. Ngoài ra, cần xác định mô hình trường Đại học mới sắp tới thế nào cho phù hợp; quy hoạch mạng lưới ra sao. Luật là xây dựng lâu dài ko phải một vài năm, phải đặt nền tảng pháp lý, đặt đường hướng đổi mới cho tương lai. Việc sửa đổi luật trên tinh thần đánh giá những mặt được và những điểm yếu cần khắc phục để bổ sung phù hợp với tình hình mới trong trong GDĐH.
thptquocgia.org tổng hợp