Kỳ thi THPT Quốc gia môn Địa lý vừa diễn ra và nhiều thí sinh khá tự tin trong môn thi Địa lý 2016
- Nhiều học sinh dự đoán đề thi THPT Quốc gia môn Địa 2016 đề cập đến Biển đông
- 30 thí sinh bị đình chỉ trong môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2016
- Gợi ý bài giải môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Thí sinh hồ hởi bước qua môn thi dễ kiếm điểm
Cụm thi tại Đại học Bách khoa Hà Nội, trả lời phóng viên, PGS.TS.Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác Chính trị Sinh viên cho biết, số lương thí sinh môn Địa lý hôm nay giảm hơn nhiều so với các môn Toán, Ngữ Văn và Vật lý. Ngày 3/7 chỉ có hơn 5000 thí sinh dự thi môn Địa lý trong khi đó 2 hôm trước hơn 12 nghìn thí sinh dự thi môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
Hội đồng coi thi tại đây, nhìn chung các em đều làm được bài, nhiều thí sinh thở phào vì đề môn Địa tương đối dễ.
Thí sinh Nguyễn Văn Trất (Đông Anh, Hà Nội) nhận xét đề thi sát với chương trình, sách giáo khoa. Câu hỏi số 1 và 2 tương đối dễ, khó nhất là câu hỏi số 4.
“Em ôn tập tương đối đầy đủ, và được mang Atlat vào cũng là một thuận lợi cho thí sinh. Em làm được hơn 60% đề thi, chắc chắn sẽ được trên điểm trung bình. Bên cạnh đó, em cũng định nộp đơn đăng ký xét tuyển đại học vào các ngành khối C nên sẽ phải cố gắng hơn trong môn Lịch sử sáng mai”, Trất cho hay.
Thí sinh Nguyễn Văn Hải (Linh Đàm) thì cho rằng, đề khá dễ nên em hoàn thành trước thời gian quy định 5 phút. “ Khó nhất là câu 4, dễ nhất câu 3, đề sát lúc ôn tập, em làm được 80%” – Hải hào hứng.
Học theo khối D nên môn Địa lí với Nguyễn Văn Điệp (Khương Trung, Hà Nội) là điều kiện để xét tốt nghiệp. Điệp cho biết, em ít chú trọng đến môn nay nhưng thi vẫn được khoảng 6 điểm.
Em nói: “Em làm hết bài thi chỉ trong vòng 2 giờ dù không tập trung ôn luyện cho môn học này. Cảm thấy nội dung đề thi bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa và không có câu nào mang tính chất đánh đố thí sinh. Đề có câu hỏi mở về thực trạng xâm nhập mặn cũng khiến em thấy thú vị khi được viết theo hiểu biết của mình”.
Tại cụm thi số 3 do Trường Đại học Thủy Lợi chủ trì, vào khoảng 9h45 nhiều thí sinh đã ra khỏi phòng thi. Những số liệu được công bố vào sáng 3.7 có tổng 4.836 thí sinh đến thi trên tổng 4.898 thí sinh đăng ký, trong đó, có 1 thí sinh bị đình chỉ thi do đem tài liệu vào phòng thi.
Đề thi sát với chương trình học
Chia sẻ về đề thi Địa lý, thí sinh Phan Thu Hương, Trường THPT Hạ Long (Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: “Đề thi năm nay rất sát với chương trình sách giáo khoa. Em đã lưu ý ôn tập phần biển đảo và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. May mắn cho em trong đề thi có phần hỏi về xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông. Em cảm thấy hài lòng về bài thi của mình”.
Thí sinh Lê Đình PHương, Trường THPT Yên Bái (Yên Bái) cho hay: “Đề thi Địa lý vừa tầm và có tính phân loại cao. Em thấy câu khó nhất là câu hỏi về rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, phần vẽ biểu đồ lại dễ hơn đề thi năm ngoái. Em dự đoán mình có thể được 7 điểm.
Câu 2 trong phần IV đã được đề cập đến
Tại nhiều điểm thi, Các thí sinh đều cho hay: “Đề năm nay có 4 câu và nặng lý thuyết hơn so với đề thi năm trước. Em và các bạn cùng trường có nói với nhau ôn kỹ vấn đề biển Đông và xâm nhập mặn nhưng vẫn thiên về xâm nhập mặn hơn. Giờ đề ra đúng câu xâm nhập mặn luôn! Em không gặp khó khăn gì ở câu hỏi đó”.
Nhiều thí sinh kết thức sớm môn thi Địa Lý trước thời gian
Thí sinh Nguyễn Thị Sinh cũng là một trong những thí sinh ra khỏi khu vực thi từ rất sớm, khẳng định: “Đề này rất sát với những nội dung đã học. Em nghĩ các bạn chỉ cần ôn bài kỹ là có thể đạt điểm cao. Năm nay không có câu nào hỏi về biển đảo cả nhưng có nhắc tới sự kiện thời sự là xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
Sinh cho biết, em hoàn thành bài thi chỉ trong một nửa thời gian và tự tin đạt trên 7 điểm.
Theo danviet.vn