Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia trong đó có những nội dung liên quan đến đình chỉ thi nếu thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Tuyển sinh 2021 cân nhắc chọn lựa khối ngành sức khỏe
- Nguyên nhân nhiều trường ĐH mở ngành sức khỏe
- Học y phải thi mới được làm bác sỹ
Học sinh lớp 12 năm nay tham gia thi tốt nghiệp.
Các lỗi bị đình chỉ thi tốt nghiệp năm 2021
Cụ thể, đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
Mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ; Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi;
Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi; Có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác;
Không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyển trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ;
Cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo trường điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi.
Nếu trưởng điểm thi không nhất trí thì báo cáo trưởng ban coi thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buối thi.
Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thỉ trong kỳ thi năm đó.
Thí sinh tham gia tuyển sinh năm 2020. Ảnh minh họa
Cũng liên quan đến vấn đề thông tin tuyển sinh năm 2021 và thí tốt nghiệp năm nay. Tại hội nghị trực tuyến về tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm năm 2021. Hội nghị được tổ chức tại bốn đầu cầu TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Cần Thơ. Nhiều đại biểu đã đưa ra đề nghị đó là giảm lệ phí xét tuyển Đại học từ 30.000 xuống còn 25.000.
Theo đó, một chuyên gia đến từ trường Đại học tại TPHCM cho biết Bộ GD&ĐT nên xem xét lệ phí của thí sinh trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết hiện nay quy trình xét tuyển từ Bộ GD&ĐT cho đến cơ sở giáo dục đào tạo và Sở GD&ĐT phụ trách các địa phương là trực tuyến 70%. Đây là con số đáng khích lệ và cần tăng thêm trong thời gian tới. Bởi ngành giáo dục đang trong bối cảnh chuyển đổi số. Chính điều này sẽ phần nào tác động đến lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh.
“Nếu tất cả quy trình chúng ta dựa trên nền tảng trực tuyến thì chắc chắn chi phí giao dịch sẽ thấp. Do vậy tôi ủng hộ phương án nếu người học tiềm năng tham gia vào hệ thống đăng ký tuyển sinh trực tuyến từ đầu đến cuối thì sẽ có phí thấp, còn người học nào vừa đăng ký trực tuyến vừa dùng phiếu thì sẽ có mức phí khác” – ông Hoài nói.
Tại hội nghị, đại diện các trường, Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT đã trao đổi và đề xuất mức thu lệ phí đăng ký xét tuyển nên “đồng giá” 25.000 đồng/nguyện vọng, trong đó 15.000 đồng để lại Sở GD&ĐT. 10.000 đồng còn lại phân bổ về các trường – nơi thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển để có kinh phí xét tuyển. Những năm trước, mức lệ phí xét tuyển chung là 30.000 đồng/nguyện vọng.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp