Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 đang tới rất gần và rất nhiều thí sinh đang lo lắng hoang mang về môn Anh, làm thế nào để đạt điểm tối đa? Bài tự luận gồm bài viết lại câu và viết đoạn văn thì lại càng thách thức hơn nữa.
- Những lưu ý cuối cùng khi đăng ký thi THPT Quốc gia
- Hướng dẫn mẹo làm bài thi Trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2016
- “Bày mưu” giúp thí sinh giành điểm cao Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia
Nhiều thí sinh cho rằng Tiếng Anh là môn “khó nuốt” nhất.
Cô quan điểm thế nào về vấn đề này? Vai trò của môn này trong xét tuyển ĐH, nhất là với một số ngành nhân đôi điểm Tiếng Anh, thưa cô?
Nhận định này có lẽ được đưa ra bởi các em học sinh không chọn môn tiếng Anh làm môn thi chính trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Một thực tế không thể phủ nhận là còn rất nhiều em học sinh đang nắm kiến thức rất lơ mơ ,vì thế mà cảm thấy sợ và hoang mang với môn Tiếng Anh, đặc biệt là khi đề thi môn này lại có thêm bài tự luận gồm bài viết lại câu và viết đoạn văn thì lại càng thách thức hơn nữa.
Tuy nhiên, các em học sinh hoàn toàn có thể chuẩn bị tốt nhất cho môn Tiếng Anh bằng cách nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa gồm học thuộc các từ vựng trong 16 chủ đề của sách 12 kết hợp đọc các bài đọc và mỗi tuần hãy học và nắm vững khoảng 2 chuyên đề lớn trong chương trình học. Bằng việc dành thời gian học mỗi ngày 20-30’ và quyết tâm bền bỉ thì môn tiếng Anh sẽ không còn đáng sợ như các em nghĩ.
Với các em chọn môn này trong xét tuyển ĐH nhất là với các ngành có điểm nhân đôi Tiếng Anh thì môn này bắt buộc phải là môn thế mạnh, là môn mũi nhọn để các em đạt điểm cao và góp sức chinh phục điểm thi vào ngành đó. Việc nhân đôi tiếng Anh ở các khối này khiến cho các thí sinh học giỏi môn Anh có lợi thế cực lớn và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình.
Với kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cho học sinh cô có thể đưa ra định hướng ôn tập với môn này?
Để làm tốt bài thi môn tiếng Anh thí sinh cần có kiến thức vững vàng. Kiến thức môn này phải được trau dồi trong khoảng thời gian nhất định. Vì vậy các thí sinh hãy học và chuẩn bị cho môn thi này ngay từ hôm nay và đặt ra cho nó một khoảng thời gian học nhất định cho từng ngày ít nhất là 20’ và tầm 2-3h với em chọn tiếng Anh làm môn chính.
Các em cần ôn thật kỹ các chuyên đề ngữ pháp lớn là nền tảng toàn bộ cho các kiến thức được hỏi trong đề thi. Mỗi tuần học chúng ta nên học 2-3 chuyên đề lớn và làm nhiều bài tập cho thành thạo. Học từ vựng hàng ngày để tăng vốn từ nhằm giải quyết tốt bài điền từ vào đoạn văn và bài đọc hiểu ,viết đoạn văn.
Hãy học và nắm kỹ các từ trong SGK trước, sau đó là trong các bài tập hoặc các đề thi thử, học kèm cả ví dụ để nhớ lâu hơn, nhớ tra cả phiên âm, trọng âm và đọc to từ mới đó lên 3 lần với hướng cường điệu một chút sẽ có giúp ích cho bài phát âm.
Ngoài ra, chúng ta cần đọc bài đọc trong SGK kỹ càng giúp ôn luyện từ vựng, học được các cấu trúc hay, cách hành văn và rèn luyện cả kỹ năng đọc hiểu văn bản rất tốt cho bài đọc hiểu. Dành thời gian cho các dạng bài tự luận bằng cách viết nhật ký hoặc luyện viết hàng ngày. Nếu có thể hãy nhờ bạn bè thầy cô sửa giùm.
Hãy chuẩn bị những cuốn sổ xinh xắn ghi lại kiến thức, từ vựng, cấu trúc hay đã học được, ghi chép cẩn thận, khoa học có hệ thống, sử dụng bút màu để tăng tính kích thích cho việc học và coi nó là “bí kíp luyện thi” và mang theo bên mình hàng ngày, rảnh là mở ra ôn lại và thường xuyên xem lại trước khi đi ngủ và sáng sớm khi thức dậy sẽ nhớ rất lâu.
Đặc biệt, thời gian này hãy kết hợp với việc luyện đề thi để tự kiểm tra đánh giá được năng lực của bản thân với điều kiện làm tập trung cao độ, nghiêm túc hết sức, tưởng tượng như là mình đang ngồi trong phòng thi thật. Sau mỗi bài thi xong, cần kiểm tra đáp án cẩn thận, tự đánh giá các lỗi sai và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó có những kế hoạch học tập sát hơn với mục tiêu điểm số của mình.
Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Anh
Theo infornet.vn