Ngành Toán học và những điều thí sinh cần biết

Ngành Toán học là một trong những ngành học được nhiều thí sinh trong mỗi mùa tuyển sinh. Vậy ngành Toán học là gì, chương trình đào tạo như thế nào, những trường nào có ngành Toán học, cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Ngành Toán học và những điều thí sinh cần biết

Ngành Toán học và những điều thí sinh cần biết

Cùng chuyên mục thông tin về các ngành nghề của trang Kỳ thi THPT quốc gia tìm hiểu về ngành Toán học trong bài viết sau.

1.Ngành Toán học là gì?

Toán học (tiếng Anh là Mathematics) là ngành nghiên cứu trừu tượng về các con số, cấu trúc, không gian và sự thay đổi. Theo quan điểm chính thống, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng Luận lý học (logic) và ký hiệu toán học.

Ngành Toán học sử dụng những học thuyết toán, kỹ thuật tính toán, thuật toán, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để giải quyết mọi vấn đề từ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, vật lý thậm chí đến cả những vấn đề thuộc về khoa học xã hội và nhân văn. Ví dụ dùng toán học để tính toán thiết lập đường bay hiệu quả nhất, hoặc phân tích những đặc trưng của khí động học của một chiếc ô tô thử nghiệm.

Chương trình đào tạo ngành Toán học trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên và những kiến thức cơ bản về Toán học, đồng thời trang bị những kiến thức cơ sở của ngành và bước đầu đi sâu vào chuyên ngành. Sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình cơ bản, một số thuật toán và phần mềm toán học.

Ở hệ thống đại học Việt Nam hiện nay, các chuyên ngành Toán học chủ yếu bao gồm: đào tạo cử nhân Toán học và Sư phạm Toán học. Trong thời gian trở lại đây, khi nhu cầu xã hội phát triển thì hình thành thêm các chuyên ngành Toán – Cơ và Toán – Tin ứng dụng.

2.Chương trình đào tạo ngành Toán học

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Toán học trong bảng dưới đây.

I Khối kiến thứ c chung (Không tính các học phần từ số 10 đến số 12)
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh Ho Chi Minh Ideology
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam The Revolutionary line of the Communist Party of Vietnam
5 Tin học cơ sở 1 Introduction to Informatics 1
6 Tin học cơ sở 4 Introduction to Informatics 4
7 Tiếng Anh cơ sở 1 General English 1
8 Tiếng Anh cơ sở 2 General English 2
9 Tiếng Anh cơ sở 3 General English 3
10 Giáo dục thể chất Physical Education
11 Giáo dục quốc phòng-an ninh National Defence Education
12 Kỹ năng bổ trợ Soft Skills
II Khối kiến thức theo lĩnh vực
13 Cơ sở văn hóa Việt Nam Fundamentals of Vietnamese Culture
14 Khoa học trái đất và sự sống Earth and Life Sciences
III Kiến thức theo khối ngành
15 Cơ – Nhiệt Mechanics – Thermodynamics
16 Điện – Quang Electromagnetism – Optics
IV Khối kiến thức theo nhóm ngành
17 Đại số tuyến tính 1 Linear Algebra 1
18 Đại số tuyến tính 2 Linear Algebra 2
19 Giải tích 1 Analysis 1
20 Giải tích 2 Analysis 2
21 Giải tích 3 Analysis 3
22 Phương trình vi phân Differential Equations
23 Phương trình đạo hàm riêng 1 Partial Differential Equations 1
24 Giải tích số 1 Numerical Analysis 1
25 Xác suất 1 Probability 1
26 Tối ưu hóa 1 Optimization 1
27 Hình học giải tích Analytic Geometry
28 Thống kê ứng dụng Applied Statistics
V Khối kiến thức ngành
V.1 Các học phần bắt buộc
29 Đại số đại cương Abstract Algebra
30 Giải tích hàm Functional Analysis
31 Toán rời rạc Discrete Mathematics
32 Giải tích phức Complex Analysis
33 Thực hành tính toán Practicum in Computing
34 Tôpô đại cương General Topology
35 Cơ sở hình học vi phân Introduction to Differential Geometry
36 Lý thuyết độ đo và tích phân Measure and Integration theory
37 Lý thuyết Galois Galois theory
38 Tiểu luận khoa học Mini Project
V.2 Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 hướng chuyên sâu dưới đây)
V.2.1 Các học phần chuyên sâu về Toán lý thuyết
39 Đại số tuyến tính 3 Linear Algebra 3
40 Cơ sở tôpô đại số Introduction to Algebraic Topology
41 Lý thuyết nhóm và biểu diễn nhóm Theory of Groups and Group Representations
42 Hình học đại số Algebraic Geometry
43 Lý thuyết số Number Theory
44 Tôpô vi phân Differential Topology
45 Không gian véctơ tôpô Topological Vector space
46 Giải tích phổ toán tử Spectral Theory of Operators
47 Phương trình đạo hàm riêng 2 Partial Differential Equations 2
48 Giải tích trên đa tạp Analysis on Manifolds
49 Lý thuyết ổn định của phương trình vi phân Stability theory of Differential Equations
50 Phương trình tích phân Integral Equations
51 Quá trình ngẫu nhiên Stochastic Processes
52 Xác suất 2 Probability 2
53 Tối ưu rời rạc Discrete Optimization
54 Tổ hợp Combinatorics
55 Lịch sử toán học History of Mathematics
56 Xêmina Toán lý thuyết Seminar in Mathematics
V.2.2 Các học phần chuyên sâu về Toán ứng dụng
57 Điều khiển tối ưu Optimal Control Theory
58 Phương pháp Monte-Carlo Monte-Carlo Methods
59 Giải tích số 2 Numerical Analysis 2
60 Tối ưu hoá 2 Optimization 2
61 Tối ưu rời rạc Discrete Optimization
62 Xác suất 2 Probability 2
63 Lý thuyết ước lượng và Kiểm định giả thiết Estimation theory and Statistical hypothesis testing
64 Quá trình ngẫu nhiên Stochastic proccesses
65 Các mô hình toán ứng dụng 1 Mathematical Modelling 1
66 Các mô hình toán ứng dụng 2 Mathematical Modelling 2
67 Đại số máy tính Computer Algebra
68 Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin Cryptography and Information Security
69 Tổ hợp Combinatorics
70 Lý thuyết ổn định của phương trình vi phân Stability theory of Differential Equations
71 Lịch sử toán học History of Mathematics
72 Xêmina Toán ứng dụng Seminar on Applied Mathematics
V.3 Khóa luận tốt nghiệp và các học phần thay thế
V.3.1 Khóa luận tốt nghiệp
73 Khóa luận tốt nghiệp Undergraduate Thesis
V.3.2 Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp (sinh viên lựa chọn 1 trong 2 học phần dưới đây và 01 học phần chưa học trong khối kiến thức lựa chọn V.2)
74 Một số vấn đề chọn lọc trong Toán học Selected Topics in Mathematics
75 Một số vấn đề chọn lọc trong tính toán khoa học Selected Topics in Scientific Computing

Theo Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

3.Các khối thi vào ngành Toán học

– Mã ngành Toán học: 7460101

– Ngành Toán học xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán – Vật lý – Hóa học

A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý

D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh.

Tìm hiểu về ngành Toán học

Tìm hiểu về ngành Toán học

4.Điểm chuẩn ngành Toán học

Là ngành học trọng điểm trong lĩnh vực Toán và thống kê, điểm chuẩn ngành Toán học được đánh giá ở mức cao, dao động trong khoảng 16 – 22 điểm. Với những trường đại học top dưới, điểm chuẩn của ngành có gợi mở hơn so với trường top đầu và trung bình.

5.Danh sách trường đào tạo ngành Toán học

Để theo học ngành Toán học, các sĩ tử có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học sau:

– Khu vực miền Bắc:

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Đại học Sư phạm Hà Nội

– Khu vực miền Trung:

Đại học Quy Nhơn

Đại học Khoa học – Đại học Huế

Đại học Đà Lạt

– Khu vực miền Nam:

Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM

Đại học Thủ Dầu Một

6.Cơ hội việc làm của ngành Toán học

Sau khi hoàn thành  chương trình đào tạo ngành Toán học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc tại những vị trí sau:

  • Làm việc tại các công ty, khu công nghiệp, ngân hàng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm toán, các doanh nghiệp công nghiệp, phục vụ nhu cầu kinh doanh, dự đoán rủi ro.
  • Phân tích, thiết kế cơ sở dữ liệu, lập trình viên, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu trên cả nước.
  • Giảng dạy Toán học, tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm tin học và các trường trung học phổ thông.
  • Có khả năng tiếp tục học thêm hoặc tìm kiếm học bổng về các chương trình đào tạo nghiên cứu chuyên sâu như Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành của ngành Toán học, Quản trị, Kinh tế và Khoa học máy tính tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

7.Mức lương của ngành Toán học

Một số kết quả thống kê cho thấy, mức lương của ngành Toán học cao hơn 21% so với mặt bằng chung. Thực tế, mức lương của ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công tác, địa điểm làm việc, năng lực chuyên môn. Mức lương trung bình dao động trong khoảng 7 – 12 triệu.

8.Những tố chất phù hợp với ngành Toán học

Để có thể học tốt chuyên ngành Toán học, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Thông minh, tư duy logic tốt;
  • Khả năng phân tích, suy luận, xâu chuỗi các sự kiện;
  • Khả năng sáng tạo và tìm ra các giả thuyết mới;
  • Có khả năng làm việc lâu với máy tính;
  • Yêu thích khoa học, thích các trò chơi trí tuệ;
  • Học tốt môn toán, đặc biệt là môn đại số;
  • Vốn ngoại ngữ là cần thiết cho công việc;
  • Có khả năng chịu áp lực công việc và hoạt động nhóm.

Trên đây là thông tin tổng quan về ngành Toán học. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Toán học cụ thể và chính xác nhất.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *