Đồng hành cùng với ngành Khoa học cây trồng để bảo vệ thành quả sản xuất, ngành Bảo vệ thực vật giữ vai trò quan trọng trong nhóm ngành Nông nghiệp. Ngành học này cũng được nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Để giúp bạn tìm hiểu thông tin ngành học, bài viết xin chia sẻ thông tin cần biết về ngành Bảo vệ thực vật.
- Ngành Tổ chức và quản lý y tế là gì
- Ngành Quản lý bệnh viện và những điều thí sinh cần biết
- Ngành Thú Y và những điều thí sinh cần biết
Tìm hiểu về ngành bảo vệ thực vật
1. Tìm hiểu ngành Bảo vệ thực vật
Bảo vệ thực vật (tiếng Anh là Plant Protection) là ngành đào tạo các kiến thức về cây trồng: đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng…
Những người làm việc trong ngành Bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.
Chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ bản và chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cây trồng, đặc biệt là kiến thức phòng trừ sâu, bệnh, dịch hại để bảo vệ cây trồng và chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Một số môn học tiêu biểu của ngành có thể kể đến như: Sinh học, Trồng trọt, Bệnh cây, Côn trùng, Hóa sinh, Vi sinh, Cây lúa, Cây lương thực và Rau màu, Cây trồng dài ngày, Hóa bảo vệ Thực vật, Dịch tể học Bảo vệ thực vật, Kiểm dịch Thực vật, Dịch hại Nông sản Sau thu hoạch, Phương pháp giám định côn trùng, Phương pháp Giám định Bệnh hại cây trồng, IPM trong Bảo vệ Thực vật, Nông nghiệp sạch và Bền vững, Phương pháp Nghiên cứu Khoa học…
2. Các khối thi vào ngành Bảo vệ thực vật
– Mã ngành: 7620112
– Ngành Bảo vệ thực vật xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán – Lý – Hóa học
A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
B00: Toán – Hóa – Sinh học
A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
D09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
B02: Toán – Sinh học – Địa lý
D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
3. Điểm chuẩn ngành Bảo vệ thực vật
Điểm chuẩn của ngành Bảo vệ thực vật dao động trong khoảng 15 – 18 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường đào tạo.
4. Các trường đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
Hiện nay, ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Bảo vệ thực vật sau:
– Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông lâm Bắc Giang
Đại học Tây Bắc
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
Đại học Quảng Nam
Đại học Tây Nguyên
Đại học Hồng Đức
– Khu vực miền Nam:
Đại học Nông lâm TP.HCM
Đại học Cần Thơ
Đại học An Giang
Đại học Bạc Liêu
Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
Đại học Dân lập Cửu Long
Cơ hội việc làm ngành bảo vệ thực vật rất lớn
5. Cơ hội việc làm ngành Bảo vệ thực vật
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí sau:
- Các cơ quan quản lý công tác Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Khuyến nông từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh thành và xuống tới tận từng đơn vị địa phương huyện, xã… như Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng, Trung tâm KDTV vùng, Chi cục Bảo vệ thực vật địa phương, Chi cục KDTV trực thuộc…
- Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu cũng rộng mở với sinh viên ngành bảo vệ thực vật. Một số các đơn vị sinh viên có thể tham khảo như các trường Đại học, Cao đẳng liên quan, các cơ sở, các viện, các trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm giống cây trồng.
- Bạn cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành.
- Ngành Bảo vệ thực vật hiện nay đang được chính phủ khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách hấp dẫn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tự xây dựng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Hoặc thành lập các công ty tổ chức tư vấn hỗ trợ công tác Bảo vệ thực vật.
6. Mức lương của ngành Bảo vệ thực vật
Mức lương trong ngành nghề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí làm việc, địa điểm làm việc… Mức lương của ngành dao động trong khoảng 5 – 15 triệu/ tháng, tùy từng vị trí công việc.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Bảo vệ thực vật
Để có thể theo học ngành Bảo vệ thực vật, người học cần có một số tố chất dưới đây:
- Yêu thiên nhiên, môi trường;
- Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
- Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
- Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
- Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
- Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
- Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý;
Trên đây là thông tin ngành Bảo vệ thực vật, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả.
Nguồn: Tuyển sinh số.
Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.