Bộ môn Ngữ văn – Trường THPT Phan Đình Giót (Điện Biên) – Chia sẻ kỹ năng quan trọng để đạt điểm cao môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
- Thí sinh vẫn tiếp tục xa lánh môn Sử kỳ thi THPT Quốc gia
- Hạn cuối chỉnh sửa thông tin thi THPT Quốc gia là 30/4
Kỹ năng thi tốt môn văn kỳ thi THPT Quốc gia?
Những lưu ý của các thầy cô cũng giúp giáo viên có định hướng ôn tập môn học này cho học sinh, đặc biệt đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Phần đọc hiểu môn ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia, Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh:
- Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận.
- Các thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
- Các phong cách ngôn ngữ: Khoa học, nghệ thuât, chính luận, sinh hoạt, hành chính…
- Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng khi sử dụng trong văn bản…; nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa và gọi tên văn bản…
- Thí sinh cần rèn kỹ năng để làm thành thạo phần đọc hiểu; quan tâm đến cách khai thác phần đọc hiểu với những văn bản không có trong chương trình.
- Đồng thời, rèn thói quen cập nhật, nắm bắt các thông tin thời sự và các vấn đề nóng bỏng mà xã hội quan tâm, cũng như rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn và nắm chắc kiến thức phần tiếng Việt.
Phần làm văn môn ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016
- Phần làm văn, thí sinh cần lưu ý hai dạng là nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Nghị luận xã hội gồm các kiểu bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một ý kiến…
- Để học sinh nắm chắc dạng văn này, giáo viên có thể cung cấp một dàn ý theo công thức (với học sinh yếu, các em chỉ cần lắp ghép vào dàn ý); biên soạn bộ dẫn chứng cho từng kiểu bài, yêu cầu học sinh học thuộc và rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh.
- Dạng nghị luận văn học có các kiểu bài: Phân tích một bài thơ, đoạn thơ; phân tích tình huống truyện; phân tích nhân vật; phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm…
- Với dạng này, khi học sinh làm đề, giáo viên cần bám sát cấu trúc đề và nhận xét bài làm của học sinh đã đáp ứng được ở mức độ nào của đề. Những bài điểm yếu, giáo viên nhận xét cụ thể để học sinh biết mình cần bổ sung những gì.
- Giáo viên cũng nên giao bài tập thật đơn giản cho học sinh làm. Sau đó, yêu cầu học sinh trình bày; giáo viên chữa và khen, khích lệ sự cố gắng của học sinh. Cùng với đó, bám sát cấu trúc đề thi để phân chia thời gian cho từng phần hợp lí; rèn kỹ năng nhận diện và phân tích đề.
Lưu ý, dù ở dạng nào thì cũng cần phải lập được dàn ý, rõ ràng các khái niệm, luận điểm, luận cứ; phải biết đưa ra vài luận điểm phản đề (mặt trái của vấn đề) để có cái nhìn đa chiều…