Vài ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Vậy mà nhiều thí sinh vẫn chưa quyết định được thi môn gì vì đứng trước quá nhiều lời khuyên từ gia đình, thầy cô.
- Đại học Hà Nội Xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia 2016
- Đại học Y Hà Nội tuyển thẳng học sinh giỏi Quốc gia 2016
7 lần chưa viết được hồ sơ dự thi THPT Quốc gia 2016?
Nhiều thí sinh không biết nên chọn thi môn gì, dự định học ngành gì, rất phân vân.
Chúng tôi đến một số trường THPT tại TP.HCM khi còn khoảng một tuần kết thúc nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia. Phòng thu nhận hồ sơ ở nhiều trường vẫn khá yên ắng. Nhiều học sinh (HS) cho biết đến phút cuối mới nộp để có thời gian suy nghĩ kỹ hơn.
T.T.Huy, HS Trường THPT Trưng Vương, tâm sự: “Em đã xác định thi khối A1 nhiều năm nay, nhưng tới thời điểm này ba mẹ lại hướng em học kiến trúc với lý do chú em mở công ty về lĩnh vực này, nên học xong sẽ đảm bảo có việc”. Huy nói thêm: “Nếu học kiến trúc thì em phải thi môn vẽ. Môn này đòi hỏi nhiều về năng khiếu và cần một chút tư duy trừu tượng. Muốn theo nó cũng phải có quá trình rèn luyện nhiều năm. Bây giờ đột nhiên ba mẹ bảo em chuyển hướng nên em cảm thấy khá áp lực. Em thích học toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vì đó là mơ ước từ nhỏ của em nhưng ba mẹ không muốn. Vì thế, dù đã 7 lần ngồi viết hồ sơ nhưng cứ đặt bút viết là em lại thấy đau đầu nên vẫn chưa hoàn thành”.
Cùng tâm trạng, Hà My (Trường THPT Marie Curie) chia sẻ: “Em chưa định hình được mình thực sự thích gì và nên học gì. Hầu hết các bạn em đều chọn trường theo kiểu học giỏi thì chọn vào trường y, an ninh. Học kém hơn chút thì vào sư phạm, kinh tế tài chính… Một số bạn gia đình làm về quân đội, hàng không, thì con nối nghiệp cha sẽ chọn ngành tương tự để đảm bảo ra trường có việc làm ổn định”.
Khủng hoảng vì quá nhiều sự lựa chọn…hay tư vấn từ nhiều phía từ kỳ thi THPT Quốc gia?
Không ít HS vì nghe quá nhiều sự định hướng, tư vấn từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè nên rơi vào khủng hoảng, không biết nguyện vọng thật sự của mình là gì, làm hồ sơ theo kiểu cho xong hoặc chọn đại.
Vì sợ thất nghiệp, sợ rủi ro khi ra trường sau này nên nhiều HS chấp nhận quên đi ngành mình yêu thích mà theo định hướng của gia đình, chọn trường an toàn để có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đ.T.Thắm (Trường THPT Kim Sơn B, tỉnh Ninh Bình) thật thà nói: “Vì là kỳ thi lớn đầu tiên trong 12 năm, em sợ mình không đủ sức quyết định nên bố mẹ kêu chọn gì thì chọn cái đó”. Thắm nói: “Lúc đầu em thích học xây dựng vì nghĩ nếu học ngành này em sẽ được tự do phát triển khả năng, được đi nhiều nơi. Nhưng bây giờ bố em lại đổi ý không cho học xây dựng mà bảo phải vào ĐH An ninh. Bố em phân tích vào Trường An ninh cho khỏe, học không mất tiền, ra trường mang quân hàm rồi được xã hội ưu ái. Bố mẹ còn được thơm lây, có thẻ bảo hiểm cả đời. Trong khi gia đình em quyết như thế thì thầy giáo dạy em lại khuyên nên thi sư phạm toán giống thầy”.
Thắm bối rối: “Hiện tại em thật sự không biết mình nên làm gì. Em thấy rất mệt mỏi. Nếu nghe lời bố chọn Trường An ninh thì thật sự chỉ là chọn đại theo kiểu đánh cược với chính mình, vì em không dám chắc là có thể đậu được…”.
H.V.Thanh (Trường THPT chuyên Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cũng bối rối: “Từ nhỏ em đã thích máy móc nên xác định ngay từ đầu là lớn lên chắc chắn thi vào bách khoa để thỏa đam mê. Tuy nhiên, thời gian này ba mẹ nói nên thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự để có cuộc sống ổn định ngay từ khi bước vào trường ĐH”. Thanh cho biết: “Hiện tại em vẫn chưa quyết định được”.