Với chính sách “thả cửa đại học” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của thí sinh tuy nhiên những năm tới chính sách tự chủ tuyển sinh của nhiều trường sẽ siết chặt đầu ra.
- Sẽ không rút ngắn thời gian đào tạo Bác sĩ đa khoa
- Bộ trưởng quyết định sẽ đóng cửa những trường Đại học không tuyển được sinh viên
- Siết đào tạo Đại học trả về quy luật vào thì dễ ra thì khó
Học sinh khóa 2000 tại 1 trường trung học phổ thông
Vào Đại học đang dễ hơn bao giờ hết nhưng khó lòng ra được.
Theo thống kê những kỳ tuyển sinh những năm gần đây chỉ tiêu vào các trường Đại học đang tăng đáng kể, mối năm có khoảng 300.000 đến 400.000 ngàn sinh viên nhập học.
Hơn nữa với chính sách thi chúng dựa trên đề thi thpt quốc gia và trên cơ sở đó xét tuyển vào các trường Đại học. Nhiều trường thực hiện tuyển sinh chỉ cần tốt nghiệp thpt quốc gia. Đây là lý do minh chứng cho việc theo học Đại học chưa bao giờ dễ dàng như vậy.
Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây nhất là đầu năm học vưa qua ngày càng có nhiều sinh viên ngay từ năm nhất bị buộc thôi học vì điểm kém, đình chỉ học…
Mới đây nhất trường các trường Đại học trong đó có các trường top đầu và cả top giữa như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học KHXH&NV TPHCM, Đại học Sư phạm Kĩ Thuật TPHCM, Đại học Luật TPHCM, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM…
Lý giải về lý do này nhiều chuyên gia cho rằng: “Với quy chế tuyển sinh thoáng như hiện nay thì việc trúng tuyển đại học không quá khó. Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây ngày càng có nhiều sinh viên ngay từ năm nhất bị buộc thôi học vì điểm kém”
Theo ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo trường Cao đẳng y dược Pasteur thì cho rằng:
“việc dễ dãi trong việc lựa chọn ngành học và không có định hướng. Cũng như một phần khi lên học Đại học sinh viên cảm thấy không phù hợp hoặc không đủ năng lực để theo học dẫn đến việc bỏ giữa chừng. Hoặc nhiều sinh viên vẫn còn hiện tượng xính mác đại học theo chúng theo bạn mà chưa ý thức được mình phù hợp với học nghề hơn là học Đại học.”
xem thêm: Hàng loạt các trường Đại học đuổi học sinh vì không đủ năng lực
Hơn nữa theo Tiến sĩ Lê Chí Thông phân tích: “Có những người chọn đúng ngành học nhưng chưa đúng trường phù hợp năng lực. Ngay ở Trường Đại học Bách khoa, có không ít sinh viên “bị dội” vì kiến thức khó của môn toán cao cấp trong chương trình học năm nhất”.
Cũng theo ông Thông, cái khó ở đây còn là sự khác biệt về cách học so với bậc phổ thông. Không điểm danh, không kiểm bài thường xuyên nên sinh viên không tự giác càng bị “đuối”. Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cũng cho rằng tỷ lệ sinh viên Đại học bị “rơi rụng” thường do không theo kịp chương trình.
Lý giải về vấn đề này Tiến sĩ Đào Minh Hồng, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng việc sinh viên bỏ học, bảo lưu, chuyển ngành nhiều từ năm thứ nhất có nhiều nguyên nhân. Trong đó, những sinh viên giỏi thì cảm thấy thất vọng về chương trình học, một số người thì cảm thấy tự ti, bất mãn vì không đạt kết quả như mong muốn.
Nhưng nguyên nhân chính là sinh viên không có phương hướng khi học Đại học. “Họ vô cùng thụ động và chịu sự chi phối của phụ huynh. Nhiều sinh viên cho biết họ không biết làm gì trong 4 năm. Điều này thậm chí xảy ra với cả sinh viên năm 4 gần tốt nghiệp”, tiến sĩ Hồng nhấn mạnh.
thptquocgia.org tổng hợp