Kinh nghiệm ôn tập ngữ văn thi thpt quốc gia dành cho thí sinh tham khảo

Là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận, Ngữ văn gây ra không ít khó khăn cho những thí sinh ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia. Để giúp thí sinh nắm vững kiến thức cũng như chuẩn bị tốt chi kỳ thi sắp tới. Sau đây là những kinh nghiệm khi ôn tập.

Kinh nghiệm ôn tập ngữ văn thi thpt quốc gia dành cho thí sinh tham khảo

Kinh nghiệm ôn tập ngữ văn thi thpt quốc gia dành cho thí sinh tham khảo

Thứ nhất về phần kiến thức và kĩ năng

Đối với phần câu hỏi đọc hiểu:

Mục đích của ôn tập Ngữ văn thi THPT quốc gia là các em cần nắm các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ và giá trị của từng biện pháp, phong cách ngôn ngữ cho từng loại văn bản….

Đối với phần nghị luận xã hội: 

Ở phận này trọng tâm các em phải “nằm lòng” các bước làm bài văn NLXH về một hiện tượng trong xã hội hay về tư tưởng đạo lí.

Với mảng đề tài về tư tưởng đạo lí, các em có thể ôn tập theo từng chủ đề như tình yêu thương, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, lí tưởng sống, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, sự khẳng định giá trị bản thân …

Với các mảng đề tài các hiện tượng xã hội, các em nên cập nhật những hiện tượng đang xã hội quan tâm. Thường xuyên theo dõi các chương trình tin tức thời sự độc báo. Rèn luyện kĩ năng lập luận tư duy với chính bản thân, luôn nhìn sự vật sự việc đó bằng nhiều chiều khác nhau. Hoặc cũng có thể đưa ra thảo luận với bạn bè trong những giờ ra chơi…

Ôn thi ngữ văn thpt quốc gia như nào đối với phần Nghị luận Văn học

Phần này thường chiếm nhiều điểm nhất trong bài thi do đó nắm chắc nội dung ôn tập phần này là các em có thể vượt qua mức điểm trung bình của đề thi ngữ văn thpt quốc gia năm nay.

Đối với phần này, nội dung mà các em cần nhắm tới đó là: các em cần nắm vững tác giả, nội dung nghệ thuật chính yếu trong từng tác phẩm, đặc điểm tính cách nhân vật, dẫn chứng cụ thể. Điều quan trọng khi làm bài nghị luận văn học là phải thuộc dẫn chứng trong các tác phẩm của mình. Các em nên học thuộc thơ và văn xuôi. Có dẫn chứng mới có thể trích dẫn khi phân tích, bình giảng.

Các em cũng phải nắm vững các dạng bài phân tích thơ, phân tích nhân vật, làm rõ nhận định… Phần đề yêu cầu làm rõ nhận định nào đó thường ra trong nhiều năm trở lại đây, các em cần xác định kĩ nhận định để phân tích, chứng minh, bình luận nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Các em nhớ là không nên kể lại câu chuyện hay cảm nhận về nhân vật nói đến trong nhận định. Đây là cách làm quen thuộc của nhiều bạn thí sinh và như vậy nó không đáp ứng yêu cầu của đề.

Thứ hai là về phương pháp làm bài thi Ngữ Văn THPT quốc gia 

Ngay khi nhận đề thi Ngữ Văn hoặc trong quá trình luyện đề thi thử…Các thí sinh nên tập thói quen gạch chân những từ khóa cốt yếu của câu hỏi để  xác định phương hướng làm bài và viết nhanh dàn bài vào giấy nháp.

Đây là công đoạn nhiều bạn xem thường và bỏ qua nhưng nó rất quan trọng trong việc định hình bài viết, các ý sẽ triển khai và thời gian cho mỗi phần. Nhất là khi càng về cuối, thời gian làm bài gần hết, các em thường mất bình tĩnh và bỏ quên nhiều ý quan trọng. Dàn bài sẽ là “người bạn đường” đầy tin cậy chỉ cho các em những ý cuối cùng để hoàn thiện bài viết.

Thời gian là điều không nên bỏ qua khi làm bất cứ một bài thi nào. Các em cần phân bố thời gian hợp lí cho các câu. Năm nay, đề thi minh họa thpt quốc gia môn Văn được Bộ Giáo dục công bố mới đây có giảm thời gian làm bài còn 120 phút, ít hơn kỳ thi năm ngoái 60 phút. Vậy nên các em cần chú ý kiểm soát và phân phối sao cho hợp lý. Đề thi cũng không yêu cầu phải viết bao nhiêu dòng hay bao nhiêu chữ nên không cần quá “tham” và viết dài.

Phần nghị luận xã hội cũng nên cân đối để còn tập trung cho câu 3 nhiều điểm nhất. Cách trả lời và dung lượng ở mỗi câu cũng là điều các em cần chú ý. Câu 1 đọc hiểu năm nay cũng đã được giảm đi 4 câu nên các em cần lướt nhanh, trả lời trả lời ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, tập trung đúng ý cho phần đó, không nên mất nhiều thời gian viết thành những đoạn văn dài, ảnh hưởng thời gian của hai câu quan trọng còn lại. Các câu hỏi trong phần đọc hiểu.

Ở trong cả hai phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học, các em đều phải tuân theo bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Từng phần như vậy phải được phân tách bằng những đoạn riêng biệt. Đây tưởng là lời nhắc nhở thừa nhưng trong quá trình nhiều năm chấm thi, tôi thấy có không ít em viết chung mở bài và thân bài hay thân bài gắn với kết bài. Phần thân bài gồm nhiều đoạn văn khác nhau, mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm lớn. Các em vẫn thường viết phần thân bài rất dài mà thường không có sự tách đoạn.

Trên đây là những kinh nghiệm để giúp thí sinh có thể làm bài tốt hơn. Hi vọng sẽ giúp ích cho những thí sinh đọc đến đây. Chúc thí sinh luôn có một sức khỏe rồi dào để đạt được những thành côn trước mắt.

(THPTQUOCGIA.ORG)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *