Thí sinh cần thận trọng trước những đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Bức tranh tuyển sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 sẽ hy vọng không lộn xộn và nhiều bất cập như năm 2015. Thí sinh có thể đăng ký trường học của mình qua mạng hoặc gửi qua đường bưu điện

nhung-bien-dong-ky-thi-thpt-quoc-gia-2016
Thí sinh cần thận trọng trước những đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Điểm thi “địa phương”

Điểm đổi mới lớn nhất đó là mỗi tỉnh, TP trực thuộc Trung ương đều có các cụm thi do các trường đại học chủ trì. Đây là điểm mới trên cơ sở kỳ thi THPT QG năm 2015, các cụm thi do trường đại học chủ trì đã tổ chức khá tốt từ coi thi, chấm thi.

Ths Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, đánh giá đây là một thay đổi quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến thí sinh:

 “Thí sinh sẽ giảm thiểu đi lại. Việc các trường đại học về các tỉnh để tổ chức cụm thi, đáp ứng được tính chắc chắn, tin cậy cho kết quả của kỳ thi”.

Cũng theo quy chế, các địa phương tuỳ vào điều kiện thực tế có thể sẽ không tổ chức cụm thi địa phương, mà chỉ có một cụm thi do trường đại học chủ trì.

Tuy nhiên, đối với các tỉnh có diện tích rộng, các huyện, thị trấn cách xa nhau nên tổ chức cụm thi địa phương, bố trí các điểm thi nằm tại các huyện, thị xã để thí sinh dự thi, đặc biệt là đối với thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp.

Không “nuông chiều” thí sinh

Năm 2015, Bộ GD-ĐT, các trường đại học hết lòng “nuông chiều” thí sinh với mong muốn thí sinh có nhiều cơ hội xét tuyển nhất, dễ đậu đại học nhất khi cho rút hồ sơ nộp vào trường khác, đồng thời hạn chế tình trạng thí sinh ảo bằng việc chấp nhận “ảo” cục bộ trong một trường với 4 nguyện vọng.

Tuy nhiên, kết quả thực tế cho thấy hai mục tiêu trên khó lòng đạt được khi tình trạng lộn xộn diễn ra ở một số trường đại học lớn.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM cho rằng, những dự kiến thay đổi ở khâu xét tuyển năm nay, chấp nhận tình trạng ảo trong trúng tuyển cho các trường đại học, buộc các trường phải chấp nhận phần khó khăn để bảo đảm cơ hội của thí sinh.

Cụ thể, ở đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh được đăng ký xét tuyển vào tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 nguyện vọng, sẽ có ba tình huống xảy ra.

 “Tình huống thứ nhất, thí sinh rớt cả hai trường, thí sinh phải tiếp tục tham gia các đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo.

Tình huống thứ hai, thí sinh trúng tuyển một trong hai trường, thí sinh phải nộp hồ sơ đăng ký nhập học tại một trường và không tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo.

Tình huống thứ ba chính là tình huống gây ảo cho các trường đại học, khi thí sinh trúng tuyển cả hai trường. Vậy, khi thí sinh đến làm thủ tục nhập học tại trường đại học thứ nhất, thì trường thứ hai thí sinh cũng trúng tuyển sẽ bị ảo”.

Thí sinh cần thận trọng trước những đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Thí sinh cần thận trọng trước những đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia 2016

Tăng công bằng trong nộp hồ sơ

Thí sinh lưu ý năm nay chỉ được nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến cho các trường.

Về tâm lý, nó tạo được tính công bằng giữa thí sinh ở gần với thí sinh ở xa khi cho rằng những thí sinh ở gần được ưu tiên hơn khi đến trường nộp hồ sơ.

Ngược lại, Bộ GD-ĐT ràng buộc thí sinh ở việc không cho phép thay đổi nguyện vọng đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần phải lưu ý quy định này để có những cân nhắc ban đầu.

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT: “Quy định cứng ở đợt xét tuyển thứ nhất là hồ sơ không được rút ra và không được thay đổi nguyện vọng. Do đó, thí sinh phải hết sức cẩn trọng, hết sức chú ý khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Cơ hội trúng tuyển sẽ không nhiều”.

Việc thay đổi lớn ở khâu xét tuyển năm nay sẽ làm thay đổi nhận thức, quyết định của thí sinh khi lựa, chọn ngành học.

Nếu năm 2015, thí sinh có xu hướng chọn trường nào để dễ trúng tuyển sau đó mới quyết định chọn 4 ngành, nhiều trường hợp 4 ngành không liên quan nhau. Như vậy, mục tiêu hướng nghiệp dường như bị phá sản.

Năm nay, các em buộc phải có trách nhiệm đối với việc chọn ngành của mình.

Theo TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban công tác chính trị sinh viên – ĐHQG TPHCM nhận xét, những thay đổi năm nay đặt ra trách nhiệm đối với học sinh cũng như các trường THPT, đó là việc hướng nghiệp phải chuẩn bị từ sớm.

“Ở đợt thứ một, các em có tới 4 ngành để đăng ký. Theo mong đợi của thầy cô ở các trường ĐH-CĐ, các em nên chọn 4 ngành gần nhau. Thậm chí là cùng một ngành ở hai trường.

Trong cùng một trường, ngành thứ nhất và ngành hai nên chọn gần nhau. Như vậy thì khi học và ra trường sẽ tốt hơn vì ngành phù hợp với mình.” – TS Lê Thị Thanh Mai lưu ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *