Bài tập di truyền phả lệ là 1 dạng câu hỏi khó/rất khó trong đề thi THPT Quốc gia môn Sinh. Làm thế nào để đạt điểm tối đa?
- “Mẹo” làm bài thi môn tiếng Anh phần tìm lỗi sai, viết lại câu và đọc hiểu
- Kỹ năng làm bài trắc nghiệm môn Sinh học THPT Quốc gia 2016
- Kỹ năng ôn luyện môn Vật lý kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016
Bài tập di truyền phả hệ là một câu hỏi khó/rất khó nhằm phân loại thí sinh. Điểm khác biệt của di truyền phả hệ là đối tượng trên người chứ không phải động vật hay thực vật, vì thế bài toán sẽ không có các tỉ lệ kiểu hình như phép lai trong bài tập quy luật di truyền, thay vào đó là kiểu hình và mối liên hệ giữa các thành viên trong phả hệ là căn cứ để giải quyết bài toán.
Khó khăn khi làm bài tập di truyền phả hệ không nằm ở tính toán mà mấu chốt là sự gây nhầm lẫn. Bài tập di truyền phả hệ trong đề thi có thể cho dưới 2 hình thức: lời văn hoặc sơ đồ phả hệ cho sẵn, nếu như là lời văn, cách tốt nhất là các em nên vẽ lại nó thành sơ đồ phả hệ một cách cẩn thận vào nháp, nếu vẽ sai thì sẽ không giải được bài toán còn không vẽ ra sẽ rất rối bởi các thông tin về mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể trong phả hệ.
Để làm tốt bài tập di truyền phả hệ, học sinh cần lưu ý 3 chủ điểm kiến thức mà học sinh cần nắm vững, như sau:
Thứ nhất, Quy luật Mendel về lai một cặp tính trạng: nắm vững dấu hiệu nhận biết trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn của một tính trạng để từ đó suy ra alen gây bệnh là alen trội hay lặn, đương nhiên không được bỏ qua các tỉ lệ của các phép lai cơ bản, các em cần nắm rõ như bảng cửu chương vậy.
Thứ 2, Di truyền liên kết với giới tính: Các em đều học rằng nếu tính trạng phân bố không đồng đều ở hai giới và chủ yếu biểu hiện ở con đực thì gen quy định tính trạng nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y), tuân theo quy luật di truyền chéo, tuy nhiên cái nhầm lẫn hay cái bẫy tiếp theo nằm ở đây, vì người không sinh sản nhiều, nếu như số lượng cá thể trong phả hệ ít mà các em áp dụng theo tỷ lệ đực: cái rất dễ dẫn đến sai lầm, vậy trong trường hợp này dấu hiệu di truyền chéo là tuyệt vời nhất: gen trên X từ bố phải truyền cho con gái, gen trên X ở con trai tất nhiên phải nhận từ mẹ.
Nếu gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y (không có alen tương ứng trên X) thì tuân theo quy luật di truyền thẳng (di truyềnluật t di truyền chéo cho 100 % cá thể có tổ hợp kiểu gen XY ), thường thì dạng này ít gặp trong đề thi do nó quá rõ ràng.
Thứ 3, Quy luật di truyền liên kết hoàn toàn và hoán vị gen: bài tập liên quan đến phần này ít có trong đề thi hơn, thông thường đề bài sẽ cho tính trạng nào liên kết với tính trạng nào rồi, còn có thể cho khoảng cách giữa các gen trên NST từ đó tính tần số HVG, các em không phải đi chứng minh, việc còn lại là tìm kiểu gen cơ thể theo yêu cầu đề bài. Các em cũng cần lưu ý thêm dạng này để tránh bỡ ngỡ khi đi thi.
Di truyền phả hệ thường được ra dưới 2 dạng bài tập sau: xác định kiểu gen cá thể trong phả hệ và tìm xác suất kiểu gen của cá thể trong phả hệ (cá thể đã được sinh ra hoặc dự đoán cá thể sinh ra).
Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia Môn Sinh
Theo luyenthithptquocgia.com