Nhiều thí sinh không mặn mà với môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 bởi cho rằng đây là môn dễ mất điểm nhất
- Công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia 2016
- Bí kíp đạt điểm Toán tối đa trong kỳ thi THPT Quốc gia
- Lựa chọn môn thi phù hợp trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016
Học sinh lựa chọn nhiều các môn thuộc khối tự nhiên
Khảo sát sơ bộ về môn thi tự chọn tại một số trường THPT trên địa bàn TPHCM cho thấy, được các em học sinh lựa chọn nhiều vẫn là những môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý và Hóa học).
Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có 221 em chọn môn Vật lý, 77 em chọn môn Hóa, 73 em chọn môn Địa, 10 em chọn môn Sinh và chỉ có 7 em chọn môn Sử. Trường cũng đã tiến hành khảo sát việc học sinh đăng ký môn thi thứ 5 để xét tuyển ĐH, CĐ, kết quả sơ bộ cho thấy: 67 em chọn môn Hóa, 45 em chọn môn Lý, 27 em chọn môn Sinh, 13 em chọn môn Địa và chỉ có… 1 em chọn môn Sử.
Ông Phan Hường, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn cho biết, toàn khối 12 có 388 học sinh, theo kết quả đăng ký sơ bộ được trường thực hiện vào đầu học kỳ 2 thì số lượng đăng ký các môn thi thứ 4, thứ 5 lần lượt là: Lý (192 em), Địa (186 em), Hóa (131 em), Sử (23 em) và Sinh (21 em).
Trường THPT Hiệp Bình cũng đã tiến hành cho học sinh đăng ký môn thi thứ 4 cùng các môn thi để xét tuyển ĐH, CĐ. Môn Lý vẫn có đông học sinh đăng ký nhất với 326 em, tiếp đó là Hóa 224 em, Địa 48 em, Sinh 31 em và chỉ có 14 học sinh đăng ký môn Sử.
Các môn thi được các em chọn nhiều vẫn là lý, hóa, địa, rồi mới đến sử và sinh.
Khảo sát bước đầu tại Trường THPT Nguyễn Trãi, số lượng lựa chọn môn thi của 480 học sinh lớp 12 lần lượt là: Lý (341 em), Hóa (141 em), Địa (75 em), Sử (27 em), Sinh (25 em). Tại một số trường THPT khác, dù chưa có con số chính thức nhưng kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy, các môn thi được các em chọn nhiều vẫn là lý, hóa, địa, rồi mới đến sử và sinh.
Theo các giáo viên, sở dĩ học sinh vẫn “né” môn Sử vì xu hướng chung, học sinh phải học quá nhiều mà khả năng điểm liệt lại cao. Học sinh vẫn có xu hướng chọn môn Địa thay cho Sử vì đây là môn dễ học, lại được mang Atlat Địa lý vào phòng thi nên dễ “thoát” được điểm liệt.
Một giáo viên dạy Địa cho biết, nếu học sinh có kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý, nắm chắc kiến thức về ký hiệu, màu sắc, so sánh màu sắc ở bảng chú giải với màu sắc, ký hiệu trên bản đồ ở Atlat thì rất dễ kiếm điểm. Thêm vào đó, do cấu trúc đề thi luôn có một câu 3 điểm về kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam nên học sinh không phải học thuộc các số liệu mà vẫn có thể làm được bài.
Theo infonet.vn