Việt Nam có 8 trường đại học lọt top 100 trường Đông Nam Á

Trong bảng xếp hạng thượng niên đợt 2 năm 2016 của Webometrics, nhiều trường Đại học của Việt Nam bị tụt hạng.

truong-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-tut-hang

Webometrics đã công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 2 năm 2016 ngày hôm qua, 29/7. Theo đó, có 8 trường ĐH của Việt Nam lot top 100 trường ĐH Đông Nam Á.

Con số này không có nhiều thay đổi so với kết quả xếp hạng đợt 1 được công bố vào đầu năm nay. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH của Việt Nam đều bị “tụt hạng” trong bảng xếp hạng của tổ chức này.

Các trường đại học lớn của Việt Nam tụt hạng.

Cụ thể, nếu như trong đợt xếp hạng đầu năm nay, ĐHQG Hà Nội dẫn đầu về xếp hạng các trường trong nước và giữ vị trí số 26 trong bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong kết quả xếp hạng đợt 2, ĐHQG Hà Nội bị tụt 3 hạng, xếp ở vị trí 29.

Trường ĐH Cần Thơ bị tụt xuống vị trí thứ 53 trong khi kết quả đợt 1, trường ĐH này xếp ở vị trí thứ 39. Trường ĐH Cần Thơ cũng đánh mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH Việt Nam.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã “soán ngôi” của Trường ĐH Cần Thơ, giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các trường ĐH của Việt Nam, chỉ sau ĐH Quốc gia HN.

Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng khu vực, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng bị tụt từ vị trí thứ 47 trong kết quả xếp hạng đợt 1 xuống vị trí thứ 49 trong kết quả xếp hạng mới.

Vị trí trong bảng xếp hạng các trường ĐH của Việt Nam cũng thay đổi

Trong top 10 trường ĐH của Việt Nam cũng có nhiều sự xáo trộn. Ngoài 3 trường dẫn đầu, các trường ở tốp giữa có khá nhiều tên tuổi mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong lần xếp hạng trước không có mặt trong top 10 thì nay được xếp ở vị trí thứ 4 của Việt Nam và thứ 69 khu vực.

Trường ĐH Mỏ Địa chất được xếp ở vị trí thứ 5 Việt Nam và thứ 83 khu vực Đông Nam Á. Trong lần xếp hạng trước, Trường ĐH Mỏ Địa chất cũng không có mặt trong top 10.

Các cơ sở đào tạo “mạnh” khác như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐHQG TP. HCM, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP. HCM, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên vẫn có mặt trong top 10 trường ĐH Việt Nam song vị trí trong bảng xếp hạng khu vực bị tụt khá nhiều.

Trường ĐH Quốc gia HN đã tụt từ vị trí thứ 26 trong kết quả xếp hạng lần 1 xuống vị trí thứ 29 trong kết quả xếp hạng đợt này.

Chẳng hạn như ĐHQG TPHCM từ vị trí 66 xuống vị trí 87. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ vị trsi 60 xuống vị trí thứ 90.

Riêng Trường ĐH Trà Vinh từ vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Việt Nam đã tụt xuống vị trí thứ 14. Trên bảng xếp hạng khu vực Đông Nam Á, trường ĐH này tụt từ vị trí 100 xuống vị trí 163.

Nguyên nhân các trường Việt Nam tụt vị trí.

cac-truong-viet-nam-tut-do-thay-doi-tieu-chi

Ông Phạm Hiệp (Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan) cho rằng, việc các trường ĐH của Việt Nam bị tụt vị trí khá nhiều trong bảng xếp hạng khu vực và thế giới của Webometric một phần là do tổ chức nay đã thay đổi cách tính điểm xếp hạng.

Trong lần xếp hạng này, Webometric lần đầu tiên sử dụng dữ liệu từ công cụ Google Shoolar, nơi lưu dữ liệu các các bài báo, luận văn luận án, các ấn phẩm khoa học, cùng các trích dẫn – để đánh giá các trường ĐH được xếp hạng. Tiêu chí này được tính 10% trong cơ cấu “điểm” của Webometric.

Ba tiêu chí còn lại, bao gồm dung lượng thông tin hiện có (Presence), mức độ ảnh hưởng tới các đối tác bên ngoài (Impact), chỉ số xuất sắc (Excellence) – bao gồm số lượng các bài báo công bố trong hệ thống tạp chí Scopus do Scimago thống kê vẫn giữ như những lần đánh giá trước đây.

“Việc thay đổi cách tính điểm của Webometric là tích cực và cho phép việc xếp hạng hướng đến chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của các trường ĐH.

Bởi lẽ, nếu như trước kia chỉ cần một công văn thuần túy có tính chất hành chính cũng cũng được tính điểm thì nay phải là một công trình khoa học mới được tính” – Ông Phạm Hiệp cho hay.

Ông Hiệp cũng cho rằng, việc nhiều trường Việt Nam bị tụt hạng do thay đổi cách tính điểm cũng cho thấy các trường ĐH của Việt Nam chưa tiếp cận các chuẩn dữ liệu như Google Schoolar mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng học thuật.

Webometrics là một bảng xếp hạng học thuật các trường ĐH lớn nhất thế giới được thực hiện bởi Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha từ năm 2004.

Mỗi năm 2 lần, Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường ĐH trên khắp thế giới dựa trên dung lượng thông tin cung cấp trên website của trường cũng như mức độ ảnh hưởng của website này đối với các đối tác bên ngoài.

Mục tiêu ban đầu củaWebometrics là khuyến khích các trường công bố thông tin trên mạng Internet.Tuy nhiên, về sau, Webometrics đưa vào phương pháp xếp hạng của mình các tiêu chí nghiêng về học thuật như tính chỉ số trích dẫn trên hệ thống dữ liệu Scopushay mới đây là dữ liệu từ Google Shoolar.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *