Thi THPT quốc gia: Sẽ có phần mềm sàng lọc câu hỏi khó – dễ

Trước những thắc mắc về có quá nhiều đề thi trắc nghiệm THPT trong một môn thi của kỳ thi THPT quốc gia sẽ khiến sự “ chênh lệch” độ khó ở mỗi đề thi và dẫn đến không công bằng đối giữa các thí sinh.

thi-thpt-se-co-phan-mem-sang-loc-cau-hoi-kho-de
Thi THPT quốc gia: Sẽ có phần mềm sàng lọc câu hỏi khó – dễ

Lý giải về điều này, PGS – TS Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng với mức độ ứng dụng khoa học đo lường giáo dục hiện đại để làm đề thi trắc nghiệm như hiện nay sẽ có sự tương đồng về mức độ khó giữa các đề thi.

Sẽ có phần mềm đánh giá độ khó dễ cho từng câu hỏi

Bà Phương Nga cho rằng: “ theo quy trình làm đề thi hiện đại thì trước hết Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng ma trận đề thi chung sau đó mỗi môn học với mỗi kỳ thi sẽ có một ma trận đề thi riêng. Trong khi xây dựng ma trận đề thi các chuyên gia sẽ xác định số lượng câu hỏi của một đề thi với mức độ dễ, hơi dễ, hơi khó, khó và rất khó là khác nhau.

Bộ sẽ có những chuyên gia là những thầy cô giáo giỏi và những người có chuyên môn sẽ dựa vào ma trận đề thi và áp câu hỏi vào. Theo đó từng mục của của chương trình mà học sinh đã được học học học sẽ soạn ra các câu hỏi tương ứng, thao tác này để đo mảng kiến thức với nhiều hình thức khác nhau. Bà Nga cũng cho rằng với trình độ ứng dụng khoa học ở nước ta hiện nay, bà tin rằng Bộ GD&ĐT có thể tổ chức một kỳ thi bằng phương pháp trắc nghiệm mà đề thi được chẩn hóa.

Theo bà Nga khi đã soạn xong câu hỏi cho một chương hoặc một phần của môn đó, nhóm giáo viên làm đề thi của từng môn đó sẽ ngồi chung với nhau để cũng phân tích và đánh giá câu hỏi xem độ khó của chúng tương đương nhau chưa. Bước tiếp theo là sẽ đem câu hỏi để thử nghiệm với người học.

Sau khi thử nghiệm sẽ có một nhóm chuyên gia khác nhập câu hỏi vào phần mềm chuyên nghiệp để đánh gia độ khó dễ, nếu như các câu hỏi có cùng độ khó sẽ vào một ô và cùng độ dễ sẽ vào một ô. Mỗi ô sẽ chứa rất nhiều các câu hỏi có chung mức độ. Khi làm đề phần mềm này sẽ nhặt ra mỗi ô từ 1 đến 1 số câu hỏi theo phương pháp ngẫu nhiên.

Từ đó máy sẽ chậy ra một loạt đề thi với mức độ khó tương đương nhau. Như vậy, độ khó của đề không phải được áp đặt bởi ý muốn chủ quan của cá nhân người ra đề mà được mô hình hóa bằng các thuật toán. Bà Nga khẳng định.

Lam hạ (theo thptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *