Những lưu ý khi thi Hóa học THPT quốc gia năm 2017

Tuy được xác định là cấu phần trong môn tổ hợp tự nhiên nhưng nhìn chung Hóa học vẫn là một môn thi riêng biệt lập do đó thí sinh ôn thi Hóa học cho kỳ thi THPT quốc gia cần lưu ý những điểm sau.

thi-trac-nghiem-hoc-sinh-lop-12_
Những lưu ý khi thi Hóa học THPT quốc gia năm 2017

Không nhất thiết phải giải thật nhiều đề

Do đề thi rút ngắn thời gian và phải thi cùng lúc 3 bài thi nên thí sinh phải luyện tập thật nhiều và nên cố gắng tính giờ cho một bài hoàn chỉnh. Khi giải bài nếu có thể nên tập trung làm ba bài liên tiếp để cho não hình thành thói quen tư duy.

Riêng với kiến thức lý thuyết, khi học nên hệ thống thành sơ đồ tư duy hoặc những kiến thức nào có liên quan thì tập trung thành một chủ đề. Xem kĩ những dòng chữ màu xanh trong sách giáo khoa (những câu này có thể xuất hiện ở dạng câu hỏi nhận định đúng hoặc sai).

Học sinh nên đặt mục tiêu 8 điểm trước; khi nào thấy bản thân có thể đạt được 8 điểm thì hãy nghĩ tới điểm 9, 10 để tránh sa đà vào các câu quá khó mà bỏ qua những câu cơ bản (mỗi câu điểm đều như nhau từ câu khó nhất đến câu dễ nhất).

Học sinh đừng mất thời gian quá nhiều cho những câu bài tập quá khó. Đôi khi câu lý thuyết dễ nhất mà không nắm rõ thì nó có thể trở thành câu khó nhất trong cả bài thi.

Trước khi thi khoảng một tháng, thí sinh nên dành thời gian giải lại các đề tuyển sinh của bộ trong các năm gần đây. Đề thi tập trung trong chương trình 12 nên tập trung giải lại các câu hỏi có liên quan đến bài thi.

Khi làm bài, không nhất thiết phải giải thật nhiều đề mà nên giải đi giải lại các dạng cho thật nhuần nhuyễn, tự bản thân phải cố gắng rút ra kiến thức, tư duy, kỹ năng sau mỗi dạng bài để biến nó thành kinh nghiệm của bản thân.

thi-thptquoc-gia
Không xem nhẹ bất kì kiến thức nào trong một bài học

Không xem nhẹ bất kì kiến thức nào trong một bài học

Môn Hóa học nằm trong bài thi Khoa học tư nhiên cùng với môn Vật lý và Sinh học. Trong cùng một buổi có thể nhiều học sinh phải tập trung làm cùng lúc 3 bài thi nên có áp lực về thời gian, sự tập trung làm bài.

Bên cạnh đó, các thí sinh sẽ làm những đề thi hoàn toàn khác nhau (24 đề trong một phòng thi) nên số lượng câu hỏi cho một lần thi là rất lớn, không phải là 50 câu cho một lần thi như trước đây mà tăng lên 960 câu cho một đợt thi, nên trong cùng một chủ đề có rất nhiều câu hỏi.

Bên cạnh đó, đề minh hoạ có rất nhiều câu hỏi lý thuyết (25 câu) nên thường dành thời gian để kiểm tra phần lí thuyết của học sinh và luôn nhắc đi nhắc lại những kiến thức có liên quan giữa các chương với nhau.

Ngoài ra, cần lưu ý tìm ra những vấn đề mà theo giáo viên cảm thấy có thể xuất hiện trong đề thi để lưu ý cho học sinh. Thời gian rút ngắn, nên khi học sinh làm kiểm tra có thể tăng lên để cho quen dần với thời gian làm bài.

Đối với các thầy cô giáo người trực tiếp giảng dạy học sinh.

Các thầy cô cũng nên giới thiệu với các em các cách hỏi khác nhau cho cùng một câu hỏi, một bài tập (cho a, b hỏi c hoặc cho a, c hỏi b, ….). Khi làm bài tập yêu cầu học sinh cố gắng làm mỗi câu trong khoảng 2 phút.

Mặt khác, đề thi mặt dù Bộ GD&ĐT công bố chủ yếu trong chương trình 12, nhưng phần bài tập vận dụng cao vẫn có một số kiến thức liên quan đến 10 và 11, bởi vậy giáo viên nên lưu ý với học sinh và cho học sinh làm một số bài tập minh họa.

Thí sinh cần theo dõi thông tin tuyển sinh sát sao và chúng tôi sẽ liên tục cập nhật trên web trung học phổ thông quốc gia để giúp học sinh có thể nắm bắt được những thông tin nhanh nhạy và chính xác nhất.

Lam hạ (theo thptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *