Những kiến thức trọng tâm khi ôn thi thpt quốc gia 2017 môn Văn

Là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận với thời lượng 120 phút. Môn Ngữ văn gây ra không ít khó khăn cho những thí sinh ôn luyện cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Những kiến thức trọng tâm khi ôn thi thpt quốc gia 2017 môn Văn

Để xua tan đi nỗi lo âu của các thí sinh đối với môn Xã hội này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại những trọng tâm ôn thi THPT quốc gia môn Văn để thí sinh tham khảo.

Những kiến thức trọng tâm khi ôn thi thpt quốc gia 2017 môn Văn

Thí sinh lưu ý những kiến thức sau đây để ôn thi THPT quốc gia môn Văn đạt hiểu quạ cao.

Chuyên đề/Phần/

Modul

Câu Các dạng bài

thường gặp

Ví dụ
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1 Phong cách ngôn ngữ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản
Phương thức biểu đạt Chỉ ra phương thức sử dụng chính của đoạn trích trên
Nội dung đoạn trích Nêu nội dung chính của đoạn tích trên
Câu chủ đề Nêu câu chủ đề của đoạn trích trên
Thao tác lập luận Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?
Biện pháp tu từ, phương thức trần thuật Kể tên 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3
Phép liên kết Chỉ ra phép liên kết được dùng trong đoạn tích sau
2 Tìm từ khóa Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể thông qua những từ nào trong khổ thơ sau?
Giải thích từ khóa, nhận định Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói “Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thử thách”
Tác dụng của phép tu từ Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ « những hòn đảo long lanh như ngọc dát »
3 Cảm nhận nội dung, tư tưởng Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ về nội dung tư tưởng của đoạn trích trên
Phân tích cảm xúc của tác giả Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay ?
4 Bài học nhận thức Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt
Bài học hành động Anh/chị hãy nêu biện pháp để phòng chống căn bệnh thành tích trong giáo dục
Bài học thái độ Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì với những người lính đảo
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý Viết đoạn văn nghị luận về tư tương, đạo lý (thường được đúc kết trong những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của anh/chị về đạo lý « Uống nước nhớ nguồn »
Viết đoạn văn về một nhận định, ý kiến Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến « Leo lên đỉnh cao là để các em có thể ngắm nhìn thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em »
Nghị luận về một hiện tượng đời sống Viết đoạn văn nghị luận về một sự việc Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về vụ việc : Ví dụ « Người dân Đồng Nai hôi của từ xe hàng bị lật »
Viết đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống Hãy viết một văn ngắn nêu suy nghĩ cá nhân về thái độ sống vô cảm hiện nay của giới trẻ.
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Dạng bài phân tích, cảm nhận văn học Phân tích, cảm nhận hình tượng nhân vật, chi tiết Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân
Phân tích tình huống tuyện Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Phân tích giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt
Phân tích/cảm nhận về một đoạn thơ, một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảm nhận của anh/chị về khổ thơ sau

« Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…

Mường Lát hoa về trong đêm hơi »

Dạng bài bình luận văn học Một ý kiến bàn về văn học : tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề, chi tiết, nhân vật… Bình luận về quan điểm sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám 1945
Hai ý kiến bàn về văn học : tình huống truyện, ý nghĩa nhan đề, chi tiết, nhân vật… Về hình tượng người lính trong bai thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến cho rằng : người lính ở đây có dáng dấp của các chiến sỹ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh : hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sỹ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh chị hãy bình luận 2 ý kiến trên
Dạng bài so sánh văn học So sánh 2 nhân vật/2 hình tượng Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua 2 nhân vật Tnú (Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành) và Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
So sánh 2 chi tiết/ 2 đoạn văn/ 2 đoạn thơ Cảm nhận về 2 đoạn thơ sau:

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ…

Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng)

Và:

“Em ơi Đất nước là máu xương của mình…

Làm nên Đất nước muôn đời” ( Đất Nước – Nguyễn Đình Thi)

 

Hi vọng những khái quát cụ thể trên đây sẽ giúp thí sinh cũng như các em học sinh định hình được nội dung của mình ôn thi để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia của mình sắp tới một cách tốt nhất.

(THPTQUOCGIA.ORG)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *