Kỹ năng khai thác cạn kiệt Alat địa lý cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Alat địa lý là 1 trong những tài liệu được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Nhưng làm thế nào để khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này, sau đây chúng tôi sẽ chỉ cách bạn vận dụng tuyệt đối alat này.

Kỹ năng khai thác cạn kiệt Alat địa lý cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Kỹ năng khai thác cạn kiệt Alat địa lý cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Thứ nhất. Nắm chắc các ký hiệu trên Alat

Các kí hiệu trong bản đồ là rất quan trọng, vì vậy các em cần nắm chắc kí hiệu về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat vì một số bản đồ sẽ không có chú thích đi kèm.

Thứ hai. Biết rõ câu hỏi để có thể dùng Atlat hiệu quả

Một số câu hỏi trắc nghiệm Địa lý có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất hoặc yêu cầu ngành đó ở đâu, vì sao ở đó thì các em đều có thể dùng atlat để trả lời.

Đây là những câu hỏi giường như cho điểm thí sinh.  Nếu đề bài hỏi trình bày tình hình phát triển sản xuất hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, thì trong atlat cũng có một số tài liệu về phân bố cũng như sản lượng, mỗi thí sinh sẽ phải chú ý kĩ trong cuốn Alat của mình.

Thứ ba: Biết khai thác biểu đồ có trong các bản đồ của Atlat:

Thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ (cột, đường, tròn…) ngoài thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông-lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, các em nắm rõ cách khai thác biểu đồ để không phải nhớ nhiều con số trong phần trắc nghiệm lý thuyết.

Thứ 4:Biết sử dụng đủ số bản đồ trong Atlat cho một câu hỏi trắc nghiệm địa lý

Đọc câu hỏi xem đề bài hỏi hay nhiều vấn đề từ đó xác định những trang cần thiết để trả lời, các em nhớ học mục lục trang 31 của cuốn Alat, việc của bạn là chỉ vận dụng thôi. Đây là lá phiếu may mắn cho những thí sinh chọn tổ hợp các môn Khoa học Xã hội đấy..

Nhiều thí sinh lựa chọn môn Địa lý trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Một số câu trắc nghiệm vận dụng Alát địa lý minh họa

“Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta”. Với câu hỏi này chỉ sử dụng bản đồ “Địa chất-khoáng sản” ở trang 8 là đủ. “Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta?”. Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân số” ở trang 15 là đủ.

– Câu hỏi cần nhiều trang bản đồ để trả lời:

+ Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của một ngành như:

Khi đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp năng lượng, kết hợp sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng bản đồ công nghiệp để thấy vai trò của ngành này với các ngành công nghiệp khác, sử dụng bản đồ sông ngòi để thấy tiềm năng phát triển thủy điện…

+ Tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng kinh tế như:

Khi phân tích các thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, sử dụng bản đồ vùng kinh tế Trung du miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng trang 26 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi về vị trí vùng. Phải biết đối chiếu giữa bản đồ vùng kinh tế với các bản đồ khác (như đất, khí hậu, sông ngòi, dân cư…) xác định đủ các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng.

– Loại bỏ những bản đồ không phù hợp khi làm bài trắc nghiệm:

+ Khi đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp, sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư… nhưng không dùng đến bản đồ khoáng sản

+ Khi đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu…

(Theo THPTquocgia tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *